Phép trừ là một trong những phép tính mà trẻ sẽ được học ngay trong giai đoạn lớp 1. Do đó, nếu trẻ được tiếp cận với phép trừ ở thời điểm tiền tiểu học một cách căn bản thì điều này cũng sẽ giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều. Sau đây, KidsUP sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết để hỗ trợ con học phép trừ lớp 1 một cách dễ tiếp thu hơn.
Kiến thức cơ bản về phép trừ lớp 1
Phép trừ lớp 1 là một trong những phép tính cơ bản mà trẻ sẽ được học trong chương trình toán lớp 1. Để con có thể từng bước làm chủ môn Toán và phát triển khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề, trẻ cần phải nắm vững bản chất của phép tính trừ.
Định nghĩa phép trừ lớp 1
Phép trừ là một phép toán cơ bản trong toán học dùng để xác định sự chênh lệch giữa hai số. Khi thực hiện phép trừ, ta lấy một số (gọi là số bị trừ) trừ đi một số khác (gọi là số trừ) để tìm ra kết quả (gọi là hiệu).
Các ký hiệu và thuật ngữ cơ bản trong phép trừ
Sau khi trẻ đã hiểu được thế nào là phép trừ, cha mẹ có thể giới thiệu cho trẻ về ký hiệu và các thuật ngữ mà con sẽ thường gặp trong một bài toán trừ. Trong phép trừ, các thuật ngữ và ký hiệu cơ bản được quy định như sau:
- Số bị trừ: Đây là số ban đầu và sẽ bị lấy đi một phần trong phép trừ.
- Số trừ: Đây là số lượng lấy ra từ số bị trừ
- Hiệu: Đây là kết quả của phép trừ, tượng trưng cho số lượng còn lại của số bị trừ sau khi lấy ra số trừ
- Dấu trừ: Ký hiệu “-” được quy định là biểu thị cho phép trừ.
Áp dụng những khái niệm trên vào trong phép tính mẫu 7 – 2 = 5, số 7 là số bị trừ, số 2 là số trừ, và kết quả 5 là hiệu. Trẻ nắm vững các ký hiệu này sẽ thực hiện phép trừ một cách nhanh chóng và chính xác.
Mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng
Phép trừ và phép cộng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu phép cộng là việc thêm vào, thì phép trừ là việc lấy bớt đi. Nói một cách dễ hiểu hơn thì phép trừ là pháp tính ngược của phép cộng. Do đó, khi có một bài toán cộng, trẻ cũng có thể tự suy ra một bài toán trừ dựa trên phép cộng đó, chẳng hạn nếu 4 + 2 = 6 thì ngược lại, 6 – 4 = 2.
Việc hiểu rõ mối quan hệ này giúp trẻ thấy được sự tương đồng giữa hai phép toán, từ đó áp dụng linh hoạt trong quá trình học toán. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic và suy luận tốt hơn.
Các phương pháp dạy bé học phép trừ lớp 1 phù hợp
Khi dạy bé học phép trừ lớp 1, cha mẹ cần phải lựa chọn phương pháp dạy trẻ sao cho phù hợp với con. Bởi vì mỗi đứa trẻ sẽ có một phong cách học tập riêng, do đó cha mẹ cần thử nhiều cách khác nhau để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất. Sau đây KidsUP sẽ gợi ý cho các cha mẹ một vài phương pháp phổ biến để dạy con phép trừ lớp 1.
Phương pháp học bằng ngón tay
Học phép trừ bằng ngón tay là phương pháp đơn giản mà hầu hết trẻ nhỏ đều sử dụng khi bắt đầu học phép tính toán học. Trẻ có thể dùng các ngón tay để trực tiếp thực hiện các phép tính, giúp trẻ dễ dàng hình dung và hiểu cách thức trừ đi một số lượng.
Sử dụng ngón tay để học phép tính trừ sẽ giúp trẻ dễ dàng hình dung và tiếp thu kiến thức. Bằng cách sử dụng ngón tay như một công cụ đếm trực quan, trẻ sẽ học được cách liên kết những con số với những vật dụng ngoài đời và học các phép tính dễ hiểu hơn. Đây là một cách học gần gũi và trực quan, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi làm toán.
Phương pháp tính nhẩm Soroban
Phương pháp Soroban là phương pháp lấy theo tên một loại bàn tính cổ của Nhật Bản. Phương pháp này dạy trẻ cách tính nhẩm nhanh và chính xác thông qua việc gẩy các hạt trên bàn tính. Phương pháp này tuy không còn quá phổ biến nhưng vẫn hữu ích cho bé trong việc luyện tư duy và thói quen tính nhẩm cực nhanh.
Trẻ học tính toán bằng phương pháp Soroban sẽ được phát triển khả năng tập trung, ghi nhớ, và tư duy logic. Ba mẹ có thể cho bé luyện tập tính nhẩm theo phương pháp này ngay trên ứng dụng KidsUP Soroban của chúng tôi. Ứng dụng không chỉ hướng dẫn bé sử dụng bàn tính Soroban mà còn cung cấp cho bé những dạng bài tập giúp trẻ phát triển tư duy toán học rõ rệt.
Giới thiệu công nghệ AI trong ứng dụng giáo dục KidsUP Soroban – Toán tư duy tính nhẩm nhanh
Phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan
Sử dụng hình ảnh trực quan luôn là một trong những phương pháp học vô cùng hiệu quả khi dạy trẻ nhỏ. Đây là cách học giúp trẻ dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn về phép trừ bằng cách sử dụng các hình vẽ và đồ vật với nhiều màu sắc để giúp trẻ hình dung về quá trình “lấy bớt” của phép trừ. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn đối với việc học toán mà còn giúp trẻ dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới.
Các mẹo giúp bé nắm vững kiến thức phép trừ lớp 1
Để trẻ học tốt phép trừ lớp 1, ngoài việc áp dụng các phương pháp học phù hợp, cha mẹ cũng nên chú trọng đến việc xây dựng thói quen học tập đều đặn, sử dụng các tài liệu hỗ trợ và khuyến khích bé tự đặt và giải các bài toán. Những mẹo này sẽ giúp trẻ nắm vững kiến thức và phát triển tư duy toán học một cách toàn diện.
Xây dựng thói quen học tập đều đặn
Thay vì để bé học tập một cách ngẫu hứng, hãy cùng con lập một thời gian biểu học tập cố định mỗi ngày. Thời gian biểu này có thể linh hoạt và phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình, nhưng cần đảm bảo tính nhất quán.
Việc có một thời gian biểu hợp lý sẽ giúp trẻ không bị quá tải, đồng thời giúp trẻ duy trì được động lực học tập. Điều này cũng giúp trẻ phát triển thói quen học tập tích cực, giúp trẻ trở nên tự giác hơn trong học tập và hoàn thành bài tập đúng hạn.
Sử dụng sách, ứng dụng và tài liệu hỗ trợ
Trong thời đại ngày càng phát triển, cha mẹ có thể ứng dụng các công cụ và tài liệu khác nhau vào việc dạy trẻ phép tính trừ lớp 1. Sách và các tài liệu học tập trực quan sẽ khiến cho quá trình học của trẻ được thú vị và khiến bé trở nên hào hứng hơn đối với việc học phép trừ lớp 1.
Ngoài ra, với các thiết bị công nghệ hiện đại, cha mẹ có thể dễ dàng cho trẻ học phép tính trừ thông qua những bài tập vô cùng bổ ích được nghiên cứu và thiết kế ở trên các ứng dụng học tập. Cha mẹ có thể đăng ký học thử ứng dụng KidsUP Soroban để được trải nghiệm toàn bộ tính năng hữu ích mà app mang lại cho trẻ
Khuyến khích bé tự đặt bài toán và giải bài toán
Để giúp bé tư duy logic và sáng tạo hơn, cha mẹ nên khuyến khích con tự đặt ra các bài toán liên quan đến phép trừ. Khi trẻ tự nghĩ ra các bài toán, con sẽ hiểu sâu hơn về tính chất của phép trừ và tự tin hơn khi giải các bài toán khác.
Cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ bắt đầu với các bài toán đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như “Con có 5 cái kẹo, mẹ cho thêm 3 cái nữa. Con ăn mất 2 cái , còn lại bao nhiêu?” và dần dần tăng độ khó của các bài toán với những con số lớn hơn hoặc với tình huống phức tạp hơn.
Những sai lầm cần tránh khi dạy phép trừ lớp 1 & Cách khắc phục
Dạy trẻ lớp 1 học phép trừ là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, việc mắc sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình này. Những sai lầm này có thể khiến cho quá trình học tập của trẻ trở nên khó khăn hơn và khiến trẻ cảm thấy chán nản với việc học. Sau đây là một số sai lầm thường gặp khi các cha mẹ dạy con học phép trừ.
Ép bé học quá nhiều trong một lần
Ép trẻ học quá nhiều nội dung trong một lần có thể gây ra áp lực tâm lý lớn cho bé. Khi bị ép học quá nhiều, trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và mất hứng thú với việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập mà còn làm giảm sự tự tin của trẻ.
Cha mẹ nên chia nhỏ bài học thành các phần ngắn, dễ hiểu và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý giữa các phần học. Thay vì dành ra một buổi chiều để dạy bé toàn bộ bài học về phép trừ, cha mẹ nên chia nhỏ thời gian học thành nhiều buổi ngắn trong ngày. Điều này vừa tạo thói quen học tập tích cực cho trẻ, vừa giúp trẻ tránh khỏi những áp lực học tập không đáng có.
Chỉ sử dụng phương pháp truyền thống
Để tạo sự hứng thú cho bé, cha mẹ có thể kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau, chẳng hạn như kết hợp các phương pháp trực quan, sử dụng công nghệ như các ứng dụng học toán, hay thậm chí là những trò chơi liên quan đến toán học. Khi trẻ cảm thấy hứng thú, việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Không khuyến khích bé đặt câu hỏi và thảo luận
Khi trẻ không được khuyến khích đặt câu hỏi, trẻ sẽ ngại bày tỏ ý kiến và khó hiểu sâu hơn về bài học. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ chỉ học thuộc lòng mà không hiểu bản chất của vấn đề và làm giảm khả năng tư duy phản biện của trẻ.
Để khắc phục, ba mẹ nên thường xuyên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và thảo luận về những vấn đề mà trẻ chưa hiểu rõ. Việc này sẽ giúp trẻ nắm vững kiến thức một cách sâu sắc hơn, đồng thời rèn luyện kỹ năng tư duy logic và sáng tạo. Khi trẻ hiểu rõ bản chất của phép trừ, chúng sẽ cảm thấy tự tin và hứng thú hơn khi học toán.
Kết luận
Bài viết trên là những chia sẻ của KidsUP về phép trừ lớp 1 và những vấn đề mà cha mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ phần kiến thức toán nền tảng này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các phụ huynh trong quá trình dạy trẻ phép tính trừ. Cha mẹ hãy đón đọc những bài viết sắp tới của KidsUP để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình dạy bé phát triển mỗi ngày nhé!