Tình trạng các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em đang gia tăng một cách đáng báo động và trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội. Để bảo vệ con khỏi những hiểm họa này, nhiều cha mẹ mong muốn trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu những kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em cơ bản mà cha mẹ có thể dạy cho bé để con được phát triển lành mạnh..
Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Sống Phòng Chống Xâm Hại Trẻ Em
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trang bị cho con những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là phương pháp bảo vệ hữu hiệu nhất. Đặc biệt với thực trạng đáng báo động và những hậu quả nghiêm trọng về cả thế chất và tinh thần của các vụ việc xâm hại trẻ em, tầm quan trọng của những kỹ năng phòng chống xâm hại càng lớn hơn bao giờ hết.
Thực trạng đáng báo động về xâm hại trẻ em hiện nay
Theo Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Úc, trên thế giới có ít nhất 1,7 tỷ trẻ bị xâm hại hàng năm. Tỷ lệ này cũng đáng báo động tại Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội, trong giai đoạn 2020 – 09/2023, phát hiện gần 7500 vụ xâm hại trẻ em trên cả nước, trong đó hơn 80% là các vụ xâm hại tình dục.
Trước thực trạng đáng báo động này, việc trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ bản thân là vô cùng cấp bách. Bằng cách dạy trẻ những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, cha mẹ có thể giúp trẻ có thể sẵn sàng bảo vệ chính mình trước những nguy cơ tiềm ẩn và được phát triển lành mạnh.
Hậu quả tâm lý và thể chất nghiêm trọng của xâm hại trẻ em
Các vụ việc xâm hại trẻ em luôn để lại những hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ em bị xâm hại không chỉ phải chịu đựng những tổn thương về thể xác mà còn phải chịu đựng những ám ảnh tâm lý kéo dài. Những hậu quả này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, gây ra những khó khăn trong học tập, công việc và cuộc sống sau này.
Để bảo vệ con mình khỏi những tổn thương không đáng có, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm, tạo dựng một môi trường an toàn, lành mạnh và luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ. Cùng với đo là trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân khỏi các mối nguy trong xã hội.
5 Kỹ Năng Sống Cần Thiết Để Phòng Chống Xâm Hại Trẻ Em
Như đã nói ở trên, trang bị cho con những kỹ năng phòng chống xâm hại cần thiết là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc. Sau đây, KidsUP sẽ gợi ý cho các cha mẹ những kỹ năng vô cùng cơ bản mà cần thiết để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình.
Kỹ năng nhận biết các mối nguy hiểm
Để có thể bảo vệ bản thân, kiến thức đầu tiên mà cha mẹ cần trang bị cho con là cách nhận biết những tình huống, hành vi, lời nói có thể dẫn đến xâm hại. Cha mẹ nên dạy con hiểu rõ về những hành vi không phù hợp như nắm chặt hai tay trẻ, bịt miệng trẻ và sờ soạng cơ thể, nói những lời dụ dỗ, hứa sẽ cho bé quà nếu bé im lặng và nghe lời,…
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên dạy trẻ về các vùng nhạy cảm trên cơ thể, ranh giới cá nhân cũng như quyền được bảo vệ cơ thể của bản thân. Dạy trẻ cách nói “không” với những tiếp xúc không mong muốn cũng là biện pháp tuy đơn giản mà cũng rất quan trọng.
Kỹ năng giao tiếp và từ chối
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp trẻ tự tin bày tỏ ý kiến và cảm xúc của mình. Cha mẹ nên khuyến khích con chia sẻ về những việc diễn ra hàng ngày để có thể sớm phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn nếu có xung quanh trẻ.
Đồng thời, dạy trẻ cách từ chối khéo léo những yêu cầu hoặc hành vi không phù hợp cũng là một kỹ năng cần thiết. Việc này giúp trẻ tránh được những tình huống khó xử và bảo vệ bản thân.
Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Khi gặp phải tình huống nguy hiểm, dạy trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn đáng tin cậy là vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên giúp trẻ liệt kê những người mà trẻ có thể tin tưởng như bố mẹ, ông bà, cô giáo,… và khuyến khích trẻ không nên giữ kín những bí mật mà cảm thấy không thoải mái. Điều này sẽ giúp người lớn kịp thời phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những tổn thương không đáng có tới trẻ.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Một trong những kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em vô cùng quan trọng là kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Cha mẹ nên dạy trẻ các kỹ năng cơ bản như la hét, chạy trốn, tìm nơi đông người. Ngoài ra, phụ huynh có thể cho con tham gia các lớp học võ thuật hoặc tự vệ để rèn luyện sức khỏe và tăng cường tự tin cho trẻ.
Kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm
Để đối phó với nhiều tình huống khác nhau, cha mẹ nên tập cho trẻ ở các tình huống giả định. Điều này giúp sẽ trẻ phản ứng nhanh nhạy và hiệu quả hơn khi gặp phải những trường hợp tương tự. Bên cạnh đó, trực giác cũng là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tránh được những mối nguy tiềm ẩn. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tin vào trực giác của bản thân và dạy trẻ cách ứng xử để thoát khỏi những tình huống nguy hiểm nhanh chóng.
Cách thức Giáo Dục Kỹ Năng Phòng Chống Xâm Hại Cho Trẻ
Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ là không thể phủ nhận. Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể dạy trẻ một cách đơn giản mà hiệu quả? Sau đây là một số phương pháp mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong quá trình dạy con những kỹ năng cần thiết này
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu: Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn. Cha mẹ nên sử dụng những từ ngữ dễ hiểu và thông dụng thay cho những từ ngữ khoa học phức tạp. Bên cạnh đó, ứng dụng hình ảnh và âm thanh sẽ giúp trẻ dễ hình dung và tiếp thu những kiến thức cần thiết.
- Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động hàng ngày: Để trẻ nhớ lâu và hiểu kỹ, phụ huynh nên lồng ghép bài học vào trong các tình huống thực tế. Chẳng hạn như khi dạy về cơ thể, cha mẹ nên nhấn mạnh đâu là vị trí cần bảo vệ nhất trên cơ thể. Ngoài ra, những câu chuyện hay trò chơi, bài hát cũng là một phương thức truyền đạt rất hữu dụng đối với trẻ.
- Trò chuyện với con hàng ngày: Để ngăn ngừa những hiểm nguy không đáng có và để con được tự tin giao tiếp, cha mẹ nên khuyến khích con chia sẻ những cảm xúc, tâm tư và câu chuyện của bản thân trẻ mỗi ngày một cách chân thành và thấu hiểu.
Kết Luận
Bài viết trên là những chia sẻ của KidsUP về kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em. Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết mà mỗi trẻ cần phải nắm vững để có thể tự bảo vệ bản thân để được phát triển một cách khỏe mạnh và hạnh phúc. Hẹn gặp lại bậc cha mẹ ở những bài viết sau nhé!