Trẻ em mắc chứng tự kỷ sẽ có xu hướng tồn tại trong thế giới riêng của mình, hạn chế việc giao tiếp với môi trường xung quanh. Điều này sẽ làm cho trẻ gặp các vấn đề trong giao tiếp, gây khó khăn trong việc hiểu và diễn đạt ngôn ngữ. Do đó việc phát hiện sớm các vấn đề về phát triển ngôn ngữ sẽ giúp cho ba mẹ hỗ trợ bé kịp thời. Bài viết sau đây, KidsUP sẽ chia sẻ với bạn những cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Thấu hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ tự kỷ
Để biết được cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ, ba mẹ cần thấu hiểu được đặc điểm của chứng bệnh này. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu sẽ giúp cho ba mẹ dễ dàng hỗ trợ bé ngay từ khi bé mới vào giai đoạn đầu.
Các biểu hiện ngôn ngữ thường gặp
Một trong những dấu hiệu dễ gặp nhất của các bé khi bị tự kỷ phát triển ngôn ngữ chính là khả năng sử dụng ngôn từ không linh hoạt. Một số biểu hiện ngôn ngữ thường gặp ở trẻ như sau:
- Chậm nói, ít nói, không nói: Trẻ có vấn đề về ngôn ngữ thường sẽ ít nói, hạn chế giao tiếp. Ngay cả khi ba mẹ chủ động bắt chuyện với bé thì tỉ lệ bé trả lời sẽ không cao.
- Lặp lại từ ngữ, câu nói (echolalia): Bé sẽ có xu hướng nhại lại những âm thanh mà bé nghe được thay vì trả lời vào câu hỏi. Ví dụ như ba mẹ hỏi bé: “Con có thích món quà này không?”, bé sẽ nhại lại câu hỏi đó, thay vì trả lời thích hoặc không.
- Khó khăn trong việc sử dụng đại từ (tôi, bạn…): Bé sẽ gặp một số khó khăn nhất định trong việc sử dụng đại từ giao tiếp. Bé có thể sử dụng các đại tự không đúng, ví dụ như bé dùng từ “bạn” để chỉ bản thân mình.
- Ngữ điệu, âm lượng bất thường: Bé mắc bệnh tự kỷ phát triển ngôn ngữ sẽ có ngữ điệu và âm lượng bất thường khi giao tiếp. Bé có thể đột ngột hét lớn hoặc hạ thấp giọng tùy ý.
Nguyên nhân gây khó khăn về ngôn ngữ
Vậy thì nguyên nhân nào gây khó khăn về mặt ngôn ngữ ở bé? Sau đây là một số nguyên nhân gây khó khăn về ngôn ngữ:
- Khác biệt trong xử lý thông tin: Một số bé có thể gặp khó khăn trong việc xử lý do cách não bộ của trẻ xử lý ngôn ngữ khác biệt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe, hiểu và phản hồi một cách hiệu quả.
- Giảm khả năng bắt chước: Bắt chước là một phần quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ. Nếu khả năng này bị giảm, việc học các kỹ năng ngôn ngữ mới và phát triển khả năng giao tiếp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
- Thiếu động lực giao tiếp: Động lực là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy con người học và sử dụng ngôn ngữ. Thiếu động lực có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm các vấn đề tâm lý, cảm xúc hoặc môi trường không khuyến khích giao tiếp.
- Các vấn đề về giác quan: Các vấn đề về giác quan như thính giác kém hoặc khó khăn trong việc xử lý các kích thích giác quan có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ.
Mời ba mẹ tham khảo: Phương Pháp Dạy Trẻ Tự Kỷ Chậm Nói Phát Triển Tư Duy Ngôn Ngữ
5 cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ sớm cải thiện
Nếu như ba mẹ đã phát hiện bé có các dấu hiệu tự kỷ, bạn cần biết cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ. Ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây để hỗ trợ bé vì tự kỷ phát triển ngôn ngữ sớm cải thiện:
Tạo môi trường giao tiếp tích cực
Xây dựng môi trường giao tiếp tích cực là một trong những nền tảng chủ yếu giúp cho bé có thể phát triển được ngôn ngữ. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp để tạo môi trường giao tiếp tích cực sau đây:
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, chậm rãi: Bạn nên sử dụng các câu ngắn gọn và từ ngữ đơn giản khi nói chuyện với trẻ. Ba mẹ nên nói chậm rãi và rõ ràng để trẻ có thể theo dõi và hiểu dễ dàng hơn.
- Kết hợp lời nói với cử chỉ, hình ảnh, đồ vật: Ba mẹ có thể sử dụng đồ vật và hình ảnh thực tế để giúp trẻ liên kết từ ngữ với ý nghĩa cụ thể. Phụ huynh dùng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và hình ảnh để minh họa cho lời nói.
- Lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của trẻ: Ba mẹ nên chú ý lắng nghe khi trẻ cố gắng giao tiếp, dù bằng lời nói hay cử chỉ. Bạn nên khuyến khích trẻ tiếp tục giao tiếp bằng cách phản hồi tích cực những gì trẻ đã nói.
Khuyến khích trẻ bắt chước
Một trong những cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ chính là khuyến khích trẻ bắt chước. Ba mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau đây:
- Bắt đầu với âm thanh, từ đơn giản: Ba mẹ nên bắt đầu bằng cách tạo ra các âm thanh vui nhộn, dễ bắt chước như tiếng kêu của động vật hoặc các âm thanh tự nhiên. Bạn nên sử dụng các từ đơn giản, dễ nhớ như “mẹ”, “bố”, “ăn”, “uống”.
- Sử dụng gương, video để trẻ quan sát: Ba mẹ nên sử dụng gương để trẻ có thể nhìn thấy khuôn mặt và cử động miệng của mình khi phát âm.
- Khen ngợi và thưởng khi trẻ bắt chước thành công: Ba mẹ nên đưa ra lời khen ngợi và động viên khi trẻ bắt chước thành công. Phụ huynh có thể sử dụng các phần thưởng như đồ chơi, đồ ăn nhẹ,… để động viên bé.
Tận dụng công nghệ giáo dục hỗ trợ
Bên cạnh các phương pháp trên thì ba mẹ có thể sử dụng công nghệ để hỗ trợ việc giáo dục cho bé. KidsUP Montessori là một ứng dụng giáo dục thiết kế dựa trên phương pháp giáo dục sớm của Montessori, giúp trẻ tự kỷ học tập một cách tự nhiên và thoải mái.
Ứng dụng này bao gồm nhiều hoạt động tương tác, trò chơi giáo dục,… giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư duy logic. KidsUP Montessori có giao diện thân thiện, các bài học được phân cấp độ, phù hợp với khả năng và tốc độ học của trẻ. Đặc biệt, ứng dụng KidsUP Montessori bé có thể học mọi lúc mọi nơi mà không cần kết nối mạng. Ba mẹ hãy đăng ký cho con học thử để được cấp mã học trải nghiệm trước khi quyết định mua học lâu dài nhé.
Bài viết có thể giúp ích cho ba mẹ: Biểu Hiện Trẻ Rối Loạn Ngôn Ngữ & Cách Phòng Tránh Từ Sớm Hiệu Quả
Áp dụng phương pháp can thiệp chuyên biệt
Ba mẹ có thể áp dụng cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ bằng phương pháp can thiệp riêng biệt. Một số phương pháp can thiệp riêng biệt được nhiều chuyên gia đánh giá cao như:
- ABA (Phân tích hành vi ứng dụng): ABA bao gồm các buổi học riêng lẻ với một chuyên gia, nơi trẻ được dạy các kỹ năng mới và được củng cố khi thực hiện đúng hành vi mong muốn. Các buổi học có thể diễn ra tại nhà, trường học hoặc trung tâm can thiệp.
- Floortime (Thời gian sàn): Floortime là phương pháp tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp thông qua việc chơi và tương tác trực tiếp với trẻ. Phương pháp này khuyến khích sự tham gia của trẻ trong các hoạt động chơi tự do.
- PECS (Hệ thống giao tiếp bằng trao đổi hình ảnh): PECS là một phương pháp giúp trẻ tự kỷ giao tiếp thông qua việc sử dụng hình ảnh.
- TEACCH (Can thiệp và giáo dục trẻ tự kỷ toàn diện): TEACCH sử dụng các hình ảnh, môi trường học tập có hệ thống,… để giúp trẻ hiểu và tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Phương pháp này cũng nhấn mạnh vào việc phát triển kỹ năng sống độc lập ở bé.
Kết hợp trị liệu ngôn ngữ
Bên cạnh những phương pháp trên thì bạn có thể kết hợp trị liệu ngôn ngữ để hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ. Chuyên gia ngôn ngữ sẽ làm việc trực tiếp với trẻ, sử dụng các kỹ thuật để cải thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.
Các buổi trị liệu có thể bao gồm việc dạy từ vựng mới, phát triển kỹ năng ngữ pháp và tăng cường khả năng hiểu ngôn ngữ. Một số trẻ có thể tham gia vào các buổi trị liệu nhóm, để thực hành kỹ năng giao tiếp trong môi trường xã hội. Điều này giúp trẻ học cách tương tác với người khác và cải thiện kỹ năng xã hội.
Mời ba mẹ tham khảo: TOP 5 Mẹo Dân Gian Chữa Trẻ Chậm Nói Hiệu Quả
Gợi ý các hoạt động thúc đẩy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
Nếu như ba mẹ có bé rơi vào tình trạng bị tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ thì có thể cải thiện bằng cách thực hiện các hoạt động thúc đẩy ngôn ngữ tại nhà như sau:
– Hoạt động trong nhà
Một số hoạt động trong nhà mà ba mẹ có thể thực hiện cùng với bé như:
- Nói chuyện, chơi cùng trẻ, ăn uống, tắm rửa: Nói về các loại thức ăn và đồ uống, màu sắc, hương vị và cảm giác khi ăn. Ví dụ: “Quả táo này rất ngon và ngọt.”
- Đọc sách, kể chuyện trước khi đi ngủ: Chọn những cuốn sách có hình ảnh sống động và câu chuyện đơn giản phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ.
- Hỏi trẻ về những điều trẻ quan tâm: Hỏi trẻ về những sở thích, hoạt động hoặc đồ chơi yêu thích của mình. Ví dụ: “Con thích chơi với đồ chơi nào nhất?”
– Hoạt động ngoài trời
Những hoạt động ngoài trời này không chỉ giúp trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ mà còn cải thiện kỹ năng xã hội, tư duy sáng tạo. Một số hoạt động như:
- Đi công viên, sở thú, bảo tàng: Ba mẹ nên giới thiệu cho trẻ các loài động vật khác nhau, chia sẻ về môi trường sống của chúng. Ví dụ: “Đây là con voi. Nó sống trong rừng.”
- Tham gia các lớp học năng khiếu: Tham gia các lớp học vẽ, nặn đất sét hoặc thủ công để khuyến khích trẻ biểu đạt sáng tạo và học từ vựng liên quan đến các hoạt động nghệ thuật. Ví dụ: “Con đang vẽ gì? Con có thể kể về bức tranh của mình không?
Kết luận
Với sự kiên trì và tình yêu thương, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ tự kỷ sớm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp hiệu quả. Bên cạnh việc áp dụng cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ, ba mẹ nên phối hợp với các chuyên gia ngôn ngữ để giúp bé phát triển. KidsUP hy vọng rằng những chia sẻ bên trên sẽ giúp ích được cho ba mẹ và các bé.