Đối với cuộc đời của mỗi đứa trẻ, khoảnh khắc bắt đầu bước chân vào ngôi trường tiểu học là một trong những cột mốc quan trọng nhất. Chính vì vậy, để con có thể tự tin hòa nhập trong môi trường mới, nhiều bậc phụ huynh muốn chuẩn bị cho con những kỹ năng cần thiết. Vậy, cha mẹ cần dạy con những kỹ năng tiền tiểu học nào? Hãy cùng KidsUP tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Các nhóm kỹ năng tiền tiểu học cần thiết
Kỹ năng tiền tiểu học là những kiến thức mà trẻ nên được trang bị để có thể có nền tảng vững chắc khi bắt đầu học tiểu học chính thức. Những kỹ năng này được chia thành các nhóm chính sau.
Kỹ năng nhận thức
Kỹ năng nhận thức là một trong những nhóm kỹ năng tiền tiểu học quan trọng nhất mà trẻ cần nắm vững trước khi bắt đầu học tiểu học. Những kỹ năng thuộc nhóm này sẽ là những công cụ hữu ích giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
Sau đây là một số kỹ năng tiêu biểu thuộc nhóm nhận thức
- Nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước: Việc nhận thức được các màu sắc, hình dáng cơ bản của đồ vật cũng như kích thước của đồ vật to hay nhỏ là cần thiết đối với trẻ. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy, giúp trẻ học tập tốt hơn.
- Phân biệt các khái niệm cơ bản như trên/dưới, trước/sau, trái/phải: Cha mẹ dạy con phân biệt những khái niệm cơ bản này sẽ giúp trẻ xây dựng được nền tảng tư duy không gian và logic.
- Đếm số, nhận biết chữ cái, làm quen với mặt chữ: Trẻ nên được học cách đếm số và làm quen với các chữ cái trước khi học lớp 1. Điều này không chỉ giúp trẻ học tập tốt hơn mà còn kích thích sự phát triển trí não của trẻ, tạo nền tảng vững chắc để trẻ học đọc và viết dễ dàng hơn.
Kỹ năng vận động
Cho trẻ vận động thường xuyên sẽ giúp trẻ rèn luyện thể chất. Trẻ không chỉ trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn mà còn có thể phối hợp các bộ phận cơ thể một cách linh hoạt và phát triển trí óc.
Dưới đây là một số loại hoạt động mà cha mẹ có thể cho con trải nghiệm:
- Vận động thô: Các hoạt động thuộc nhóm vận động thô bao gồm: chạy, nhảy, leo trèo, ném bóng,.. Những hoạt động này đòi hỏi trẻ cần phải phối hợp các nhóm cơ lớn, giúp trẻ tăng cường sức khỏe, khả năng thăng bằng, ghi nhớ và rèn luyện phản xạ.
- Vận động tinh: Vận động tinh là kỹ năng yêu cầu trẻ sử dụng các cơ nhỏ như các bàn tay và ngón tay để cầm bút, vẽ, cắt, xâu hạt,.. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn, sự tập trung và tăng cường khả năng kiên nhẫn.
- Phối hợp tay-mắt: Như tên gọi, kỹ năng này cần trẻ học cách phối hợp tay và mắt để tô màu, lắp ghép, xếp hình,.. Trẻ biết cách phối hợp tay và mắt sẽ giúp phát triển trí não, có đầu óc sáng tạo từ sớm.
Kỹ năng ngôn ngữ
Một trong những kỹ năng tiền tiểu học thiết yếu khác phải kể đến kỹ năng ngôn ngữ. Nhóm kỹ năng này sẽ giúp trẻ giao tiếp hiệu quả, tiếp thu kiến thức nhanh chóng và phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ.
Một số kỹ năng ngôn ngữ cơ bản mà trẻ cần nắm vững trong giai đoạn tiền tiểu học.
- Nghe hiểu: Cha mẹ cho trẻ rèn luyện kỹ năng nghe hiểu để có thể làm theo hướng dẫn hay trả lời các câu hỏi đơn giản. Điều này sẽ giúp trẻ có thể nắm bắt thông tin và hoàn thành các nhiệm vụ trên lớp dễ dàng hơn.
- Nói: Trẻ có kỹ năng nói tốt sẽ có thể diễn đạt nhu cầu của bản thân một cách dễ hiểu, kể chuyện cho gia đình, bạn bè và đặt các câu hỏi cần thiết. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự tin giao tiếp hơn và tăng cường khả năng diễn đạt.
- Làm quen với chữ cái, đọc sách đơn giản: Kỹ năng này là vô cùng thiết yếu để trẻ xây dựng nền tảng học đọc và viết. Không chỉ vậy, trẻ đã quen với mặt chữ và đọc được những cuốn sách đơn giản cũng sẽ xây dựng cho bản thân thói quen đọc và yêu thích sách. Nhờ vậy, trẻ sẽ được phát triển khả năng tư duy và sáng tạo.
Kỹ năng xã hội và tình cảm
Đây là một trong những nhóm kỹ năng tiền tiểu học quan trọng hơn bao giờ hết đối với những trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1, khi mà nhận thức của trẻ về thế giới đang phát triển nhanh chóng. Các kỹ năng xã hội sẽ đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của trẻ, giúp trẻ hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Sau đây là những kỹ năng xã hội mà trẻ nên nắm vững trước khi bắt đầu vào học tiểu học:
- Giao tiếp: Những thói quen giao tiếp đơn giản như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi là điều trẻ cần phải học để học cách cư xử lễ phép, lịch sự với mọi người. Ngoài ra, biết chia sẻ cũng là một cách giao tiếp cần thiết để trẻ có thể xây dựng được mối quan hệ tốt với bạn bè và những người xung quanh.
- Hợp tác: Hợp tác là một kỹ năng tiền tiểu học vô cùng thiết yếu đối với trẻ. Trẻ sẽ học được cách phối hợp làm việc và chơi đùa cùng nhau, cũng như giúp đỡ bạn bè xung quanh. Kỹ năng này giúp cho trẻ có thể dễ dàng hòa hợp và thích nghi nhanh chóng với môi trường xung quanh.
- Kiểm soát cảm xúc: Trước khi vào học tiểu học, cha mẹ cũng nên dạy cho con cách để nhận biết và thể hiện cảm xúc trong các trường hợp khác nhau. Đồng thời, con cũng nên được học cách giải quyết xung đột trong các mối quan hệ một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp bé hòa nhập với bạn bè dễ dàng và có được các mối quan hệ vững chắc.
Kỹ năng tự phục vụ
Kỹ năng tiền tiểu học này là nền tảng để trẻ hình thành tính tự lập. Bởi vậy, đây là kỹ năng mà nhiều phụ huynh mong muốn trẻ hiểu được. Trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt sẽ có thể chủ động và dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Sau đây là một số kỹ năng thuộc nhóm tự phục vụ:
- Ăn uống: Cha mẹ nên kiên nhẫn dạy con tự xúc ăn và cách sử dụng thìa, đũa. Điều này sẽ giúp trẻ dần hình thành thói quen tự giác ăn uống và trở nên háo hức hơn trong mỗi bữa ăn.
- Vệ sinh: Trẻ biết tự vệ sinh sẽ có một thói quen tốt trong việc giữ gìn bản thân và môi trường xung quanh sạch sẽ. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho trẻ tự đi vệ sinh, rửa tay, đánh răng,..
- Mặc quần áo: Đây là một trong những kỹ năng tự phục vụ nền tảng giúp trẻ hình thành tính tự lập. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ dần dần từ cách tự mặc và cởi những bộ quần áo đơn giản cho đến làm thế nào để cài cúc và kéo khóa.
Phương pháp giúp trẻ phát triển kỹ năng tiền tiểu học
Như đã nói ở trên, những kỹ năng tiền tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền tảng phát triển của trẻ. Vậy đâu là những phương pháp hữu hiệu đối với những trẻ đang cần phát triển kỹ năng tiền tiểu học? Sau đây là một vài phương pháp mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
Học thông qua chơi
Theo các chuyên gia, phương pháp học thông qua chơi là phương pháp học tập tốt nhất dành cho trẻ trong độ tuổi mầm non. Đây là phương pháp lồng ghép những nội dung, tri thức và các kỹ năng muốn dạy cho trẻ vào trong trò chơi.
Cha mẹ có thể dạy con những kỹ năng tiền tiểu học mong muốn bằng cách tổ chức những trò chơi giáo dục phù hợp với từng nhóm kỹ năng. Chẳng hạn:
- Kỹ năng ngôn ngữ: Trò chơi kể chuyện, hát theo bài hát,..
- Kỹ năng nhận thức: Trò chơi lắp ghép, nặn đất sét, giải đố,…
Những trò chơi này sẽ khuyến khích trẻ tự khám phá và học hỏi thông qua các trải nghiệm thực tế khi chơi.
Đọc sách và kể chuyện
Đây là phương pháp vô cùng hữu hiệu đối với những bậc cha mẹ muốn con phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy cũng như tính sáng tạo. Sách cũng là một nguồn cung cấp thông tin vô cùng hữu ích để trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.
Để trẻ có thể dễ dàng trong việc tiếp thu các kiến thức thông qua việc đọc sách, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc chọn những cuốn sách có nội dung phù hợp với lứa tuổi và sở thích của con. Những cuốn sách phù hợp với trẻ trong độ tuổi tiền tiểu học gồm: sách tranh, truyện ngắn, cổ tích,…
Tham gia các hoạt động ngoại khóa
Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa là phương pháp tuyệt vời để trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí óc và tinh thần. Không chỉ vậy, trẻ còn được rèn luyện nhiều kỹ năng tiền tiểu học cần thiết như: kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ,…
Những hoạt động ngoại khóa này sẽ giúp trẻ phát triển năng khiếu, tìm ra sở thích của bản thân cũng như tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với bạn bè đồng trang lứa. Phụ huynh có thể cho con tham gia vào các lớp học năng khiếu hay các câu lạc bộ về múa, vẽ tranh, âm nhạc,.. hay các hoạt động thể thao để tạo điều kiện cho trẻ được phát triển các kỹ năng cần thiết.
Tạo môi trường học tập tích cực tại nhà
Ngoài ra, để phát triển những kỹ năng tiền tiểu học cần thiết cho trẻ, cha mẹ không nên chỉ tạo cơ hội cho con được học tập ở ngoài mà cũng nên xây dựng môi trường học tập cho con tại chính ngôi nhà của mình. Thông qua việc này, phụ huynh cũng góp phần giúp cho trẻ xây dựng thói quen học tập tốt ngay cả khi ở nhà.
Để làm được điều này, các bậc cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian để tương tác và trò chuyện với trẻ. Cha mẹ có thể đặt câu hỏi cho bé và khuyến khích con đặt ra những câu hỏi về thế giới và các hiện tượng thường thấy xung quanh gia đình. Nhờ đó, trẻ sẽ hình thành thói quen tư duy phản biện, nâng cao khả năng quan sát cũng như phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng ngôn ngữ,..
Không chỉ vậy, phương pháp Montessori cũng là một hình thức giúp trẻ có thể tự do phát triển và học tập tại nhà, bằng cách cho trẻ học tập qua ứng dụng giáo dục KidsUP Montessori tại nhà cực kì đơn giản và thuận tiện. Ba mẹ đừng ngần ngại đăng ký cho con học thử trải nghiệm ứng dụng giáo dục của chúng tôi qua nút xanh bên dưới nhé.
Kết luận
Bài viết này là những chia sẻ của KidsUP về những kỹ năng tiền tiểu học cần thiết cho trẻ, cũng như phương pháp để trẻ phát triển những kỹ năng này. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các vị phụ huynh đang đồng hành cùng con trong quá trình phát triển toàn diện.