Trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Việc phát hiện sớm tình trạng và hiểu nguyên nhân sẽ giúp cho ba mẹ có phương pháp hỗ trợ hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, KidsUP sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ chậm hóng chuyện và gợi ý các phương pháp phù hợp.
Nguyên nhân trẻ chậm hóng chuyện là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao thì chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng bé chậm hóng chuyện, cụ thể:
- Yếu tố di truyền: Một số trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ do yếu tố di truyền từ gia đình.
- Vấn đề phát triển não bộ: Các vấn đề về phát triển não bộ hoặc bệnh lý như tự kỷ, bại não là nguyên nhân trẻ chậm hóng chuyện.
- Thiếu sự tương tác xã hội: Trẻ không được tham gia vào các hoạt động bên ngoài, ít tiếp xúc từ ba mẹ hoặc bạn bè đồng trang lứa cũng có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ.
Mời ba mẹ tham khảo: Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ có biểu hiện như thế nào? Ba mẹ nên làm gì?
Trẻ sơ sinh sẽ biết hóng chuyện từ tháng tuổi bao nhiêu?
Thời điểm hiện tại sẽ không có một con số chính xác về thời gian trẻ sơ sinh bắt đầu hóng chuyện. Vì mỗi bé sẽ sống trong một môi trường khác nhau và phát triển theo một cách riêng biệt.
Tuy nhiên dựa theo nghiên cứu từ các chuyên gia về lĩnh vực này, thời gian trung bình để bé bắt đầu thể hiện sự tò mò rơi vào 4 đến 5 tháng tuổi. Mặc dù lúc này bé sẽ không hiểu nội dung ba mẹ đang nói nhưng sẽ có sự tương tác và chơi đùa.
Trẻ sơ sinh sẽ phản ứng với môi trường xung quanh bằng cách phát âm các từ như a, ư, e,… Ba mẹ cũng sẽ thấy các hành động như bé đang níu tay hay muốn nói điều gì đó, hoặc bé chăm chú hóng chuyện từ mọi người xung quanh.
Vậy trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao?
Nhiều bố mẹ thắc mắc trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao? Nếu như bạn phát hiện em bé nhà mình có dấu hiệu chậm hóng chuyện thì có thể thử một số cách như sau:
Chơi đùa với trẻ thường xuyên
Một trong những phương pháp giúp ba mẹ kích thích sự chú ý ở bé chính là nói chuyện, chơi đùa với trẻ thường xuyên. Bạn có thể nói chuyện với bé ngay từ khi trong thai kỳ. Vì khi mẹ mang thai, âm thanh của cha mẹ cũng sẽ được truyền tới bé ở bên trong và bé đều cảm nhận được .
Bạn cũng có thể chơi ú òa với bé, giao tiếp khi cho bé bú sữa, thay tã,… Nếu như bạn nghe bé phát ra những âm thanh ê a thì bố mẹ cũng nên đáp lại các âm thanh tương tự. Điều này sẽ giúp cho bé cảm thấy được yêu thương và có sự liên kết với ba mẹ. Ba mẹ có thể áp dụng phương pháp này cho trẻ sinh non chậm hóng chuyện.
Mời ba mẹ tham khảo: Mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói
Lặp lại âm thanh của bé lúc nói chuyện
Nếu như bạn vẫn băn khoăn trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao thì có thể thử phương pháp lặp lại âm thanh của bé. Khi lặp lại những âm thanh, bạn không chỉ tạo ra một cuộc hội thoại thú vị mà còn giúp bé nhận ra rằng mình đang được lắng nghe.
Việc này sẽ giúp cho bé cảm thấy được kết nối với ba mẹ. Ví dụ như khi bé nói “ba ba” thì bạn có thể trả lời lại là “Ba đây nè”. Việc lặp lại từ vựng sẽ giúp bé cảm nhận được sự quen thuộc trong ngôn ngữ từ ngườ thân. Bạn cũng sẽ thấy được bé mỉm cười và trở nên hứng thú hơn khi nghe âm thanh từ bên ngoài.
Gọi tên của bé liên tục
Nếu trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao để cải thiện? Bố mẹ có thể thử phương pháp gọi tên của bé liên tục, thu hút sự chú ý của bé. Cách này sẽ giúp bé hiểu được tiếng gọi với tên như vậy là đang gọi mình.
Nếu như bé nghe thấy tên mình thì sẽ có xu hướng phản ứng lại như nhìn hoặc cười. Đây là phản ứng đầu tiên trong quá trình học tập và kích thích phát triển ngôn ngữ của bé.
Đi khám nếu thấy có dấu hiệu của bệnh lý
Khi các bậc phụ huynh nhận thấy con mình có dấu hiệu chậm hóng chuyện, không quan tâm tới các hoạt động xung quanh thì nên khi khám ngay. Vì rất có thể bé đang gặp vấn đề về bệnh lý phát triển chậm ở trẻ.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa trẻ đi khám:
- Trẻ không phản ứng với âm thanh: Nếu trẻ không quay đầu hoặc không phản ứng khi nghe âm thanh, đặc biệt là khi được gọi tên, có thể trẻ gặp vấn đề về thính giác.
- Không bập bẹ ở giai đoạn 12 tháng: Nếu trẻ không bắt đầu bập bẹ hoặc nói lắp, đây có thể là dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ.
- Không giao tiếp: Trẻ không sử dụng các cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay, hoặc lắc đầu để giao tiếp có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
- Thiếu tương tác xã hội: Trẻ không thể hiện sự quan tâm hoặc tương tác với người khác, không nhìn vào mắt khi giao tiếp, hoặc không chơi đùa với bạn bè.
Thực tế cho thấy việc chậm hóng chuyện có thể liên quan đến các vấn đề chậm phát triển ở trẻ như rối loạn thính giác, tự kỷ, hoặc các vấn đề phát triển não bộ khác. Việc thăm khám sớm giúp phát hiện và điều trị kịp thời, ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Kết luận
Hy vọng rằng với những chia sẻ bên trên, ba mẹ đã có được câu trả lời cho câu hỏi “trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao?”. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ một số phương pháp phù hợp, được các chuyên gia đánh giá cao trong việc cải thiện ngôn ngữ. KidsUP chúc ba mẹ nuôi dạy con thành công và chúc các bé của ba mẹ luôn mạnh khỏe.