Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là như thế nào? Trẻ chậm nói và chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ có giống nhau hay không? Làm sao để dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giúp con cải thiện khả năng giao tiếp? Tất cả những thắc mắc trên sẽ đều được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Ba mẹ hãy cùng đón đọc nhé!
Hiểu về chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Chậm phát triển ngôn ngữ là một chứng rối loạn giao tiếp ảnh hưởng đến khả năng nói, hiểu ngôn ngữ và thính giác của trẻ. Các mốc quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ thường xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ giai đoạn bập bẹ của trẻ sơ sinh đến việc nói những câu hoàn chỉnh khi trẻ lớn hơn.
Tuy nhiên, sự phát triển này có thể chậm lại ở một số trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, môi trường sống, hay các vấn đề về bệnh lý. Với một số trường hợp, trẻ có thể nói được một vài từ khi mới 10 tháng tuổi, nhưng sau đó vốn từ vựng của bé tăng chậm lại.
Trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ thường được gọi là “trẻ biết nói muộn” hoặc “trẻ chậm trưởng thành”. Theo đó, đây là chứng bệnh có tính gia đình. Chứng chậm phát triển ngôn ngữ phổ biến nhất ở trẻ từ 3 đến 16 tháng tuổi, ảnh hưởng đến khoảng 3-10% tổng số trẻ em và thường gặp ở bé trai gấp 3-4 lần so với bé gái.
Mời ba mẹ tìm hiểu: Biểu Hiện Trẻ Rối Loạn Ngôn Ngữ & Cách Phòng Tránh Từ Sớm Hiệu Quả
Ba mẹ thắc mắc: Nguyên nhân nào khiến trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi?
Chậm phát triển ngôn ngữ và chậm nói ở bé khác nhau như nào?
Nếu ba mẹ đã hiểu về khái niệm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì không biết ba mẹ có phân biệt được “chậm phát triển ngôn ngữ” và “chậm nói” ở trẻ khác nhau như nào không nhỉ? Không ít ba mẹ vẫn còn nhầm lẫn giữa tình trạng trẻ chậm nói và chứng chậm phát triển ngôn ngữ. Để hiểu hơn về hai tình trạng này, ba mẹ hãy cùng theo dõi bảng phân biệt đặc điểm của chậm phát triển ngôn ngữ và chậm nói của trẻ dưới đây:
Yếu tố | Trẻ chậm nói | Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ |
Khả năng hiểu ngôn ngữ | Trẻ có thể hiểu được bình thường hoặc gần bình thường | Thường gặp khó khăn để hiểu ngôn ngữ, hiểu chậm hơn so với các bạn cùng lứa |
Khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ | Có thể sử dụng cử chỉ, biểu cảm để giao tiếp bình thường | Khó khăn trong việc sử dụng cử chỉ, biểu cảm để giao tiếp |
Khả năng phát âm | Trẻ chậm nói thường gặp khó khăn để phát âm chính xác | Có thể phát âm chính xác |
Vốn từ vựng | Hạn chế so với bạn cùng trang lứa, nhưng vốn từ vựng vẫn phát triển | Vốn từ vựng không phát triển như bình thường |
Khả năng tạo câu | Có thể tạo câu ngắn, nhưng câu không đầy đủ hoặc không chính xác | Khó khăn trong việc ghép từ thành câu có nghĩa |
Nguyên nhân | Thường do trẻ thiếu sự tương tác để tiếp xúc ngôn ngữ | Thường do các vấn đề phức tạp hơn như rối loạn phát triển hoặc khiếm khuyết về thính giác |
Phản ứng với can thiệp | Tiến bộ nhanh với sự hỗ trợ và thực hành | Tiến bộ chậm hơn, cần can thiệp đa dạng và chuyên sâu hơn |
Biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ theo tháng tuổi
Với từng giai đoạn tháng tuổi, chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Dưới đây là những dấu hiệu bé chậm phát triển ngôn ngữ theo tháng tuổi mà ba mẹ nên biết:
- Từ 6 tới 9 tháng tuổi: Một số biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này đó là trẻ không phát ra các âm thanh bập bẹ như “ba-ba”, “ma-ma”, không phản ứng trước câu chuyện của người lớn hoặc khi được gọi tên,…
- Từ 9 tới 12 tháng tuổi: Nếu trong giai đoạn này, trẻ không thể phát âm và nói những từ đơn giản như “ông”, “bà”, “ba”, “mẹ”,… hoặc không thể biểu đạt giao tiếp qua cử chỉ, rất có thể bé đã mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ.
- Từ 12 tới 24 tháng tuổi: Bé không nói được tối thiểu 15 từ đơn giản và không hiểu được những câu đơn giản mà người lớn nói. Ngoài ra, bé 12 – 24 tháng tuổi chậm phát triển ngôn ngữ thường lười giao tiếp, dù là trường hợp khẩn cấp thì bé cũng chỉ la hét để người lớn chú ý.
Mời ba mẹ tham khảo: Cách Dạy Trẻ Tự Kỷ Phát Triển Ngôn Ngữ Để Sớm Cải Thiện Giao Tiếp
4 giải pháp can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Khi nhận thấy những dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, chắc hẳn rất nhiều ba mẹ sẽ băn khoăn không biết nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này.
Sau đây là gợi ý 4 giải pháp can thiệp sớm vấn đề phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ, ba mẹ hãy tham khảo nhé!
- Can thiệp phẫu thuật nếu do thính lực: Nếu vấn đề thính giác là nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ, bé sẽ cần được can thiệp phẫu thuật để chữa trị dứt điểm vấn đề này. Đối với trường hợp trẻ bị điếc không thể điều trị trước 5 tuổi, bé sẽ cần có máy trợ thính.
- Sử dụng app Montessori để phát triển ngôn ngữ của KidsUP: Đây là ứng dụng học tập dành cho trẻ từ 2 – 7 tuổi được rất nhiều phụ huynh tin tưởng sử dụng cho con. Không chỉ giúp bé nâng cao vốn từ vựng, ứng dụng mà còn mang đến cho bé rất nhiều bài học bổ ích để con phát triển toàn diện.
- Trị liệu phát triển ngôn ngữ từ chuyên gia: Để phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất, thời điểm vàng để bé được trị liệu phát triển ngôn ngữ từ chuyên gia đó là trước khi bé 2 tuổi. Với mỗi bé, con cần được xây dựng lộ trình chữa trị phù hợp với sự giúp đỡ của các bác sĩ, các chuyên gia tâm lý uy tín.
- Cho bé tham gia nhiều hoạt động vui chơi cùng bạn bè: Bên cạnh các buổi điều trị cùng chuyên gia, bé cũng cần được giải trí và vui chơi cùng bạn bè thường xuyên. Việc cho bé tham gia các hoạt động gặp gỡ, tương tác với bạn bè không chỉ giúp con cảm thấy tích cực và thoải mái hơn mà đồng thời điều này còn tạo cơ hội để con có thể cải thiện khả năng nói của mình.
Kết Luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Mong rằng qua những chia sẻ vừa rồi, ba mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về về sức khỏe và tâm lý của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng đừng quên theo dõi KidsUP thường xuyên để cập nhật thêm những kiến thức nuôi dạy trẻ hữu ích khác nhé!