Không ít phụ huynh cảm thấy băn khoăn trước tình trạng trẻ 3 tuổi chậm nói mà không biết đâu là nguyên nhân, cũng như làm thế nào để khắc phục được tình trạng này. Đừng lo lắng, bài viết sau đây KidsUP sẽ chia sẻ những nguyên nhân cơ bản khiến bé 3 tuổi chậm nói, đồng thời đề xuất cho ba mẹ các giải pháp điều trị tình trạng này ở trẻ hiệu quả nhất. Ba mẹ hãy cùng đón xem nhé!
5 nguyên nhân cơ bản khiến trẻ 3 tuổi chậm nói
Tình trạng trẻ 3 tuổi chậm nói có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc lý giải được nguyên nhân vì sao con bị chậm nói sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ đó có những cách can thiệp và xử lý kịp thời nhất.
Sau đây là 5 nguyên nhân cơ bản khiến bé bị chậm nói dù đã 3 tuổi:
- Bệnh lý vùng miệng: Những bệnh lý ở miệng như thắng lưỡi ngắn, hở hàm ếch,… sẽ khiến bé 3 tuổi khó phát âm, về lâu dài con sẽ bị chậm nói.
- Môi trường sống thiếu giao tiếp: Bé 3 tuổi thường bị chậm nói nếu bé sống trong môi trường ít được giao tiếp.
- Thính lực yếu hoặc mất: Điều này khiến con khó có thể nghe và tiếp thu được ngôn ngữ, theo đó, con sẽ khó ghi nhớ và phát âm từ ngữ.
- Vấn đề về thần kinh: Chấn thương sọ não, loạn dưỡng cơ, bại não,… đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của con.
- Ám thị tự kỷ: Trẻ bị mắc hội chứng này thường chậm nói hơn so với các bạn đồng trang lứa, hoặc trường hợp nặng hơn là bé sẽ hoàn toàn không nói chuyện.
Thông tin ba mẹ cần biết: Biểu hiện trẻ rối loạn ngôn ngữ & cách phòng tránh từ sớm hiệu quả
Trẻ 3 tuổi chậm nói ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống
Việc trẻ 3 tuổi chậm nói có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Sau đây là một số ảnh hưởng chính trực tiếp đến cuộc sống của bé:
- Ảnh hưởng đến cảm xúc: Trẻ dễ trở nên cáu kỉnh và bực bội khi không thể diễn tả được điều mình muốn, cũng như thường xuyên ăn vạ để thu hút sự chú ý từ người xung quanh và giải tỏa cảm xúc.
- Ảnh hưởng đến khả năng kết bạn: Trẻ chậm nói, không diễn đạt được mong muốn sẽ khó kết nối được với nhiều bạn ở trong cùng lớp học
- Ảnh hưởng đến tính cách: Trẻ chậm nói thường có xu hướng tự ti và nhút nhát và ngại khi khi tham gia các hoạt động ở trường lớp.
- Ảnh hưởng đến khả năng học tập: Khi trẻ dần lớn lên và bước vào giai đoạn đi học, trẻ chậm nói có thể gặp khó khăn trong việc phát âm và trình bày câu dài.
Từ những thông tin trên, chắc hẳn ba mẹ đã phần nào nhận ra những nguy cơ khôn lường khi bé 3 tuổi chưa biết nói. Vì vậy, ba mẹ không nên coi nhẹ vấn đề chậm nói của con để tránh những hậu quả tiêu cực sau này.
Ba mẹ thắc mắc: Trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao?
Giải pháp điều trị trẻ 3 tuổi chậm nói thiết thực nhất
Vậy, dạy trẻ 3 tuổi học nói như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Sau đây là tổng hợp những giải pháp điều trị trẻ 3 tuổi chậm nói hữu hiệu và đã được nhiều gia đình áp dụng, ba mẹ hãy cùng tham khảo nhé!
Áp dụng ngôn ngữ trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu là một phương pháp giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, đồng thời phát triển tư duy ngôn ngữ bằng cách tạo cho bé những giờ học vui vẻ và thú vị.
Trong quá trình trị liệu, các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá mức độ giao tiếp và khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ sau mỗi buổi học. Từ đó, họ sẽ thiết lập các mục tiêu rèn luyện ngôn ngữ phù hợp cho từng trẻ, đảm bảo các bài học được cá nhân hóa để các bé có thể dễ dàng làm quen và tiếp thu tốt hơn..
Sử dụng app KidsUP Montessori giúp con luyện nói
Bên cạnh áp dụng ngôn ngữ trị liệu để giúp con tập nói, ba mẹ cũng có thể cho bé rèn luyện khả năng giao tiếp cùng ứng dụng KidsUP Montessori. Với giao diện đẹp mắt, dễ thương cùng các phần bài tập tương tác giúp trẻ vừa học vừa chơi. KidsUP Montessori sẽ đồng hành cùng con trau dồi ngôn ngữ hàng ngày, giúp bé nhà mình có thể nâng cao sự tự tin và khả năng trò chuyện.
Dùng app KidsUP Montessori giúp con nâng cao khả năng giao tiếp
Khi cho bé học và chơi cùng KidsUP Montessori, ba mẹ hãy để bé luyện nói với ứng dụng từ 10 – 15 phút mỗi ngày nhé! Đây là khoảng thời gian “vàng” để giúp con duy trì sự tập trung và hứng thú với chương trình học. Đặc biệt, chỉ chưa đến 1 triệu đồng mà ba mẹ đã có thể tạo môi trường học tập tại nhà cho con, không cần đến kết nối internet, học mọi lúc mọi nơi cùng KidsUP Montessori.
Mời ba mẹ tham khảo: Tổng Quan Về Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ & Hướng Can Thiệp
Thường xuyên chơi và nói chuyện với con
Để rèn luyện khả năng giao tiếp cho bé 3 tuổi chậm nói, rất nhiều phụ huynh cũng đã áp dụng cách dạy bé tập nói thông qua việc chơi và nói chuyện cùng con hàng ngày. Ngay từ những tháng đầu đời, mặc dù chưa hiểu hay nói được, con vẫn sẽ đáp lại hành động và lời nói của ba mẹ bằng những tiếng cười khúc khích, tiếng nói bập bẹ của con.
Vì thế, ba mẹ nên duy trì tương tác và trò chuyện cùng con hàng ngày để con tiếp thu, ghi nhớ và bắt chước hành động nói của ba mẹ. Chẳng hạn, khi ba mẹ chơi cùng con, ba mẹ hãy gọi tên đồ chơi và mô tả hành động như “Đây là quả bóng” “Bóng đang lăn đó con.” Nghe thấy lời ba mẹ, bé sẽ theo phản xạ nhại lại lời ba mẹ để đáp lại. Đây chính là cách bé nhà mình đang luyện nói trong vô thức.
Mở nhạc thiếu nhi cho bé nghe
Khi trẻ 3 tuổi chậm nói, ba mẹ có thể mở nhạc thiếu nhi cho con nghe thường xuyên để giúp con nâng cao khả năng ngôn ngữ. Nhạc thiếu nhi thường là những bài hát có giai điệu và ca từ đơn giản, giai điệu tươi sáng và dễ thuộc nên rất phù hợp để ba mẹ cho con nghe hàng ngày.
Việc mở nhạc thiếu nhi cho bé nghe sẽ giúp con ghi nhớ nhiều từ vựng hay trong bài hát một cách tự nhiên, đồng thời kích thích sự phát triển tư duy âm nhạc của con. Khi bé dần thuộc lòng bài hát và hát theo, việc lặp lại các từ và cụm từ trong bài hát cũng giúp con cải thiện khả năng ngôn ngữ và phát triển kỹ năng nghe.
Tạo điều kiện cho con tham gia hoạt động tại trường
Nếu ba mẹ vẫn còn băn khoăn tìm cách để dạy trẻ 3 tuổi học nói, ba mẹ có thể tạo điều kiện để con tham gia vào các hoạt động tại trường. Trong môi trường này, trẻ có cơ hội tương tác với các bạn cùng trang lứa và giáo viên, từ đó rèn luyện khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.
Khi tham gia các hoạt động trên trường lớp như trò chơi nhóm, thảo luận nhóm, các buổi văn nghệ,… bé sẽ cần phải nói chuyện, diễn đạt ý kiến và tương tác với bạn bè, thầy cô thường xuyên để hòa nhập với tập thể. Điều này không chỉ giúp bé mở rộng vốn từ vựng và kỹ năng giao tiếp mà đồng thời, qua việc tham gia hoạt động tại trường, trẻ cũng học được cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người.
Thăm khám tại trung tâm hỗ trợ can thiệp sớm
Nếu những giải pháp trên chưa thực sự hiệu quả với bé nhà mình, ba mẹ hãy thử tìm đến các trung tâm để nhờ họ đưa ra những hỗ trợ nhằm cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ. Các chuyên gia tại các trung tâm chuyên ngành sẽ có đủ chuyên môn để khám và chẩn đoán tình trạng chậm nói của trẻ.
Kết Luận
Trên là chia sẻ những nguyên nhân và giải pháp điều trị khi trẻ 3 tuổi chậm nói đã được nhiều ba mẹ áp dụng. Mong rằng qua phần nội dung trên, ba mẹ đã biết được những cách xử lý tình trạng con chậm nói hiệu quả nhất. Ba mẹ hãy đừng quên theo dõi những bài viết từ KidsUP để có thêm các thông tin hữu ích trong quá trình nuôi dạy con ba mẹ nhé!