9 điều ba mẹ làm giúp trẻ trưởng thành hơn mỗi ngày?
Trẻ nhỏ sẽ dõi theo mọi hành động và lời nói bạn làm, dù tốt hay xấu. Chúng sẽ bắt chước theo cách mà bạn đối mặt với căng thẳng, cách bạn đối xử với những người xung quanh, và cách mà bạn quản lý cảm xúc của mình. Những kiến thức này “thấm” vào chúng nhanh và sâu nhưng mớ bọt biển vậy. Kể cả khi bạn nghĩ con chẳng để ý đâu, nhưng điều này quan trọng rằng bạn thực sự nghiêm túc và thay đổi bản thân để trở thành những tấm gương tốt cho con.
1. KIÊN ĐỊNH VỚI LỜI NÓI CỦA MÌNH
Thật khó để chúng ta luôn hành xử mẫu mực và thật gương mẫu trước mặt con, và sự thực là chẳng ai có thể hoàn hảo trong mọi lúc được cả. Nhưng điều quan trọng là chúng ta quyết tâm và luôn cố gắng để trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân ngày hôm qua, và cũng còn trưởng thành hơn mỗi ngày.
Ví dụ như bạn muốn dạy con trở thành một người chân thành, vậy thì hãy luôn cố gắng tốt nhất có thể để luôn nói lời trung thực. Kể cả những lời nói dối không gây hại thì trẻ còn quá nhỏ để có những nhận thức đúng đắn về điều này.
Khi bạn bắt buộc phải dùng những lời nói dối vô hại “white lies”, bạn hãy nhớ giải thích cho trẻ về tình huống cụ thể để em không hiểu lầm.
Hay bạn có thể cho con thấy rằng việc luôn giữ nhà cửa gọn gàng và sạch sẽ quan trọng như thế nào, hãy thực hiện điều đó cho trẻ thấy, và dạy chúng cả cách thực hành. Một chút kỷ luật là cần thiết và quan trọng để dạy chúng cách tôn trọng lời nói của người khác và khiến lời nói của bạn có trọng lượng hơn.
>>> Liên quan: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Cho Trẻ
2. THỰC HÀNH NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT
Mỗi ngày tỉnh dậy là một ngày mới để chúng ta cố gắng. Hãy nghĩ về những điều mà bạn muốn con được học và cố gắng trở thành tấm gương cho những điều đó trong cuộc sống hàng ngày. Và một cách rất tự nhiên rằng, sẽ luôn có những lúc bạn mắc sai lầm và mọi chuyện không xảy ra đúng như những gì mà bạn muốn, nhưng điều đó cũng không sao.
Mọi chuyện sẽ ổn thôi, miễn là bạn còn cố gắng.
Khi những điều này xảy ra là cơ hội để bạn có thể chuyện trò và chia sẻ với con về những điều mà bạn đã làm dở, và việc bạn mong đợi hay cố gắng mọi thứ sẽ tốt hơn trong những lần sau. Trẻ cũng sẽ học được những bài học quan trọng từ bố mẹ chúng kể cả khi bạn mắc sai lầm.
Ví dụ như khi bạn chẳng thể giữ bình tĩnh hãy duy trì hình tượng điềm đạm như mọi ngày, cách bản phản ứng sẽ dạy trẻ về việc đối xử với bản thân ngay cả khi chúng làm hỏng việc.
3. THAY ĐỔI LỐI SỐNG LÀNH MẠNH HƠN
Rèn luyện sức khỏe thể chất và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ không cách nào hiệu quả và thiết thực hơn bằng cách bạn chủ động thay đổi và trở thành tấm gương cho trẻ. Ba mẹ có thể bắt đầu từ việc tiêu thụ những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tự nhiên, tập thể dục hàng ngày và đều đặn, giảm tối đa thức ăn nhanh và nước ngọt có ga, hay đi ngủ đúng giờ và đủ giấc …
>>> Liên quan: 10 Sai Lầm Có Thể Bạn Đang Mắc Phải Khi Dạy Con
Một điều cũng cực kỳ quan trọng rằng, bạn cảm thấy tự tin và tự hào về ngoại hình vốn có của mình, cũng như bao dung với những khác biệt của người khác và con, cũng là một trong những bài học quan trọng mà trẻ cần được học ngay từ khi còn nhỏ.
4. LUÔN TÔN TRỌNG VÀ SẴN SÀNG CẢM THÔNG
Chúng ta để muốn con lớn lên và trở thành những đứa trẻ tử tế. Và điều này có thể dễ dàng trở thành hiện thực khi bạn thực sự tôn trọng và bao dung với những người xung quanh. Hãy luôn tôn trọng những người xung quanh, và trẻ dần cũng sẽ như vậy.
Ví dụ như khi thanh toán tiền tại quầy thu ngân, hãy luôn yêu cầu và giao tiếp một cách thân thiện, nói lời cảm ơn và có lễ độ, dù bạn lớn hay tí tuổi hơn đối phương.
Hãy để trẻ cảm nhận được sự sẵn sàng cảm thông, đồng cảm và bao dung của bạn với những người khác bằng cách vận dụng những tình huống cụ thể, đặt câu hỏi như là:
– Con nghĩ họ sẽ cảm thấy như thế nào?
– Tại sao họ lại cảm thấy như vậy?
– Con có nghĩ ra cách nào khác để xử lý tình huống không?
Đây là một trong những bài học cần thiết và thiết thực nhất mà bạn có thể dạy để con không bắt nạt những bạn xung quanh.
5. QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA BẠN TRƯỚC MÀN HÌNH
Cũng giống như hầu hết các bậc cha mẹ khác, chúng ta luôn lo lắng liệu con có đang dành quá nhiều thời gian trước màn hình điện tử hay không?
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
Những trước khi nói bất cứ gì về điều này, bạn hãy nhìn nhận lại liệu bạn cũng có đang dành quá nhiều thời gian trước màn hình không? Kể cả khi rõ ràng rằng bạn đang làm việc hay trả lời emails, trẻ không cần nghĩ quá nhiều, mà chúng sẽ coi đây là một hành động tất nhiên, và “hợp pháp”. Hãy bắt đầu nhận thức về cách và thời gian bạn sử dụng thiết bị điện tử trước, và sau đó đặt ra những giới hạn hợp lý cho trẻ.
6. LÀM VIỆC CHĂM CHỈ
Rèn luyện một phong cách làm việc chỉnh chu, và làm gương cho con về một thái độ làm việc hợp tác, cởi mở, là một trong những kỹ năng sống quan trọng và cần thiết nhất mà bạn có thể dạy trẻ. Dù là học tập chăm chỉ tại trường hay các hoạt động ngoại khóa, trẻ cần học được những văn hóa làm việc lành mạnh. Và cách tốt nhất để dạy chúng là trở thành những tấm gương.
Trẻ cần được nhìn thấy thái độ và cách làm việc chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn nói xấu sếp hay những câu chuyện tiêu cực ở chỗ làm, hãy tránh để trẻ phải nghe những điều này. Ngay cả việc dọn nhà cùng nhau cũng có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng này.
7. THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Khi bạn tham gia những hoạt động cộng đồng, trẻ hiểu rằng bạn có quan tâm và thực sự cố gắng để cải thiện chất lượng sống của cộng đồng. Dù là tình nguyện tại các trường học, tham gia một dự án dọn rác thải, hay quyên góp tiền, đồ ăn, quần áo, dụng cụ, … bạn đang gián tiếp dạy con rằng việc chia sẻ và cảm thông với người khác là một việc làm thiết thực và quan trọng trong cuộc sống.
Bạn cũng có thể giúp con được tham gia vào những hoạt động tương tự phù hợp với sức và độ tuổi của trẻ.
8. THỂ HIỆN NHỮNG KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC
Ngoài dạy con những kiến thức trên nhà trường, bạn cũng đừng quên nuôi dưỡng những kỹ năng xã hội và quản lý cảm xúc cho trẻ. Bạn hãy chỉ cho trẻ từ những điều đơn giản như cách chào đón người khác, cách đặt câu hỏi khi chúng bối rối, hướng dẫn chúng cách kết bạn, và duy trì những mối quan hệ lành mạnh.
Chỉ cho chúng cách bạn quản lý cảm xúc khó nhằn của bản thân như bực dọc, buồn rầu, … và khuyến khích chúng học cách làm điều tương tự.
9. DẠY TRẺ NHỮNG KỸ NĂNG MỚI
Khi bạn muốn giới thiệu những điều mới cho trẻ, từ cách dọn dẹp giường sau khi ngủ dậy hay thắt dây giày, hãy làm mẫu, luôn kiên nhẫn, và kiên định với những quyết định này để rèn thói quen cho trẻ. Sau đó hãy để chúng tự làm. Hành động thực tế hay vì chỉ nói, là một trong những cách dễ dàng nhất giúp trẻ ghi nhớ.
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY
Theo Verywell Family