Bố mẹ nào cũng mong muốn con trẻ sớm biết nói. Nhưng làm sao để biết cách dạy con tập nói hiệu quả và không cản trở khả năng ngôn ngữ của trẻ? Đâu là những lỗi sai thường nhật của bố mẹ đi trước để bạn tránh không mắc phải? Tìm đọc ngay trong bài viết dưới đây.
Cách dạy con học nói hiệu quả cho bố mẹ (nguồn: talkactive)
Điều gì không phải là cách dạy con tập nói hiệu quả?
Phản ứng quá nhanh với các yêu cầu của con trẻ
Nhiều bố mẹ hay mớm lời khi thấy con chỉ chỉ trỏ trỏ vào 1 vật nào đó. Như vậy là bố mẹ đã lấy đi mất cơ hội được bật âm của con rồi. Cách làm đúng là bố mẹ nên mời con nói khoảng 3 lần, nếu sau 3 lần con vẫn không chịu nói, dù chỉ là 1 từ thì bố mẹ mới trả lời. Khi con nhiều lần được đặt vào tình huống phải nói để người khác hiểu điều con muốn, trẻ sẽ bật âm và tiến bộ mỗi ngày. Bố mẹ nên khích lệ và cổ vũ để trẻ hiểu cách dùng ngôn ngữ biểu đạt ý muốn của mình.
Lặp lại những từ sai hay ngôn ngữ sai của trẻ
Ngôn ngữ trẻ con nghĩa là những từ ngọng nghịu, hay một cụm từ giản lược cho câu dài của người lớn. Bố mẹ hiểu sai rằng, cứ nói ngôn ngữ nào mà con hiểu và thích thú là được, và bố mẹ nhiều lúc muốn cưng nựng con nên nói lại những âm ngọng nghịu của con.
Ví dụ, thay vì nói đúng “thịt gà”, bố mẹ lại nói yêu, lặp lại cách nói sai của con là “chịt chà”, Hay thay vì nói “bật”, thấy con nói “bật-ch”, bố mẹ cũng nhắc lại “bật-ch” để kích thích con chịu nói.
Cách này hoàn toàn không phù hợp, khiến trẻ nghĩ rằng bố mẹ thích cách phát âm ấy của mình và tiếp tục “phát huy”, trẻ sẽ không nhận ra được cái sai của mình. Vậy nên dù rất thích thú với những khoảnh khắc dễ thương, ngọng nghịu của bé, bố mẹ cũng nên uốn nắn chuẩn ngay từ đầu để hình thành thói quen, tạo thành phản xạ bật âm chuẩn chỉ.
Làm nhiễu môi trường ngôn ngữ của trẻ với tivi, Youtube
Xem tivi không phải cách dạy con học nói hiệu quả (nguồn: insider)
Phương ngữ khác nhau cũng có thể là một rào cản, ví dụ bố mẹ nói giọng miền Bắc, nhưng ông bà nói giọng miền Trung với nhiều từ địa phương có thể khiến bé bị “nhiễu” khi học nói.
Youtube, các chương trình trên tivi với hình ảnh chuyển động nhanh, cuốn hút, nhưng chỉ tương tác 1 chiều là con nghe – nhìn, nhận thông tin, mà con không cần phải đáp lại. Điều này cũng làm mai một đi cơ hội học nói của con, vì con chỉ việc ngồi yên trước tivi cũng có thể được giải trí rồi. Vậy nên với trẻ 2-3 tuổi đang trong giai đoạn học nói, tốt nhất bố mẹ không nên cho con tiếp xúc với tivi, điện thoại từ sớm.
Phương pháp dạy con tập nói hiệu quả như thế nào?
Cho bé các đáp án lựa chọn
Bố mẹ đưa thứ gì đó cho con, hãy đưa dưới dạng các lựa chọn. Ví dụ, trong bữa ăn, khi bé chỉ trỏ món ăn, mẹ có thể hỏi “Con muốn nước canh hay muốn ăn rau?” hoặc lúc con thay đồ thì “Con muốn mặc áo vàng hay váy xanh?”.
Nói về các lựa chọn giúp tăng vốn từ cho con (nguồn: cloudfront)
Điều này giúp bé được tiếp cận nhiều từ vựng hơn mà con còn được đưa ra quyết định, càng nâng sự quyết đoán và độc lập của con lên. Cách này cũng giúp bé hạn chế nói “không” khi bé trong độ tuổi khủng hoảng, chống đối 2 – 3 tuổi.
Đọc sách trước khi ngủ cần cho mọi độ tuổi
Một cách khác để học từ vựng là để con nghe đi nghe lại cùng một câu chuyện. Cách này có thể nhàm chán với bố mẹ, nhưng với bé thì không. Bố mẹ có thể chọn đọc sách nhiều chủ đề khác nhau gần gũi với bé, hoặc những chủ đề mới lạ. Những câu chuyện có vần điệu, nhịp điệu như thơ, hoặc truyện tiềm thức có sự xen kẽ của chữ và hình ảnh lặp lại sẽ tăng khả năng liên tưởng hình ảnh, giúp phát triển não phải. Khi hình ảnh lặp lại đủ nhiều và ghim trong đầu bé, con sẽ sớm có phản xạ bật âm.
Tạo môi trường cho bé tiếp xúc nhiều bạn đồng lứa
Trẻ con thường quan sát và thích hòa đồng, chơi cùng các bạn đồng lứa. Nhìn những đứa trẻ khác nói cũng là cách để thôi thúc con bật âm, giao tiếp và chơi cùng các bạn xung quanh. Với môi trường tiếp xúc nhiều, bé sẽ trở nên dạn dĩ, không còn sợ sệt và tự tin giao tiếp với các bạn hơn.
Tham gia các hoạt động Đa giác quan là cách dạy con tập nói hiệu quả
Sự đồng hành của bố mẹ khi dạy con tập nói (nguồn: raisingchildren)
Tăng tập trung cũng là một cách để con nghe và nhìn người khác giao tiếp, từ đó bắt chước khẩu hình và âm thanh của họ. Bố mẹ có thể cho con học qua các ứng dụng tích hợp các phương pháp Giáo dục sớm như Montessori, Glenn Doman… để con được học tráo thẻ, tăng khả năng tập trung. Khi con được tiếp xúc, “tắm” trong ngôn ngữ một cách liên tục và đủ nhiều mỗi ngày, việc bật âm chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đồng thời, các hoạt động phát triển cân bằng não trái – não phải, đặc biệt là não phải khi bé dưới 6 tuổi là rất cần thiết để con tăng khả năng ghi nhớ, tập trung, liên tưởng hình ảnh, nhờ đó bổ trợ tối đa cho phát triển tư duy, ngôn ngữ của trẻ.