Các bạn nhỏ ở độ tuổi lên 3 thường có biểu hiện ngang bướng như: Cha mẹ gọi không trả lời, nghe cha mẹ nói chuyện nhưng giả vờ lảng đi chuyện khác, thích làm theo ý mình và bày tỏ rõ quan điểm bằng cách ăn vạ,… Trong trường hợp này nếu cha mẹ bác bỏ ý kiến, không lắng nghe và nghiêm khắc ép con theo ý mình bằng quát nạt hay đòn roi,…cũng khiến con vâng lời nhưng chỉ được lần đó, lần sau con sẽ tiếp tục “bướng”. Hoặc bố mẹ ngắt lời, phủ nhận ý kiến của con thì con sẽ khóc và lần sau không muốn chia sẻ. Bố mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe con tâm sự, giải bày lý do con không vâng lời, mong muốn của con là gì. Điều này giúp bố mẹ thấu hiểu con hơn để có cách phân tích, nói chuyện cùng con hợp lý.
Luôn luôn lắng nghe con
Dạy con ngoan với phương pháp mềm mỏng và kiên nhẫn
Nói chuyện và khuyên bảo bạn nhỏ là việc không hề dễ dàng bởi bố mẹ nói có nói đi nói lại một việc thì bạn ấy cũng tỏ thái độ “chẳng thèm nhớ”. Cách duy nhất bố mẹ có thể làm là bình tĩnh tương tác với con bởi nóng giận hay quát nạt thì con vẫn bướng. Nếu phân tích một lần chưa đủ, bố mẹ hãy nói thật chậm, thật nhẹ nhàng với con.
Ở tuổi này, đòn roi không phải biện pháp hiệu quả mà là được lựa chọn. Bố mẹ hãy đưa ra các tình huống cho con lựa chọn để thực hiện thay vì bố mẹ ép con phải làm. Bạn nhỏ sẽ suy nghĩ và chọn điều mình muốn nằm trong giới hạn mà bố mẹ kiểm soát được. Thông qua cách lựa chọn, bạn nhỏ sẽ học được cách chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Việc nghĩ ra lựa chọn, phân tích cho con, chờ con suy nghĩ khiến các hoạt động chậm lại, tốn thêm thời gian nhưng bố mẹ hãy kiên nhẫn vì đây chính là cách hiệu quả nhất để trẻ vâng lời mà không đòn ròn, rèn cho con tính tự lập, biết chịu trách nhiệm.
Tuyệt đối không nên la lắng, đánh đòn
Khen ngợi khi con có thay đổi tích cực
Có một điều cha mẹ nên biết là cách đối xử của cha mẹ dành cho nhau, với con có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành tính cách của trẻ nhỏ. Sự kỷ luật nghiêm khắc dễ khiến trẻ nhỏ lệ thuộc vào cha mẹ và thiếu tự tin hơn, những khen thưởng kịp thời sẽ giúp con thay đổi theo hướng tích cực. Sự khích lệ kịp thời đúng lúc, đúng việc giúp cho trẻ có thể cảm thấy có động lực hơn. Khi con làm tốt mà không nhận được lời khen từ cha mẹ, có thể con sẽ nghĩ mình làm sai, dần trở nên rụt rè, tự ti hơn. Đối với bạn nhỏ ngang bướng, việc muốn con nghe lời, thay đổi tích cần có thời gian, tính cách của trẻ có tích cực hay không chính là nhờ sự uốn nắn này.
Khen ngợi khi trẻ làm tốt
Tôn trọng con để con biết cách tôn trọng mọi người
Nhiều người có quan niệm rằng “trẻ con biết gì” nhưng thực tế không phải vậy, trẻ biết rất nhiều thứ. Trẻ sẽ không nghe theo lời của bố mẹ khi chúng không nhận được sự tôn trọng từ cha mẹ, đơn giản vì trẻ không biết thế nào là tôn trọng. Vậy nên, bố mẹ cần làm gương để tôn trọng nhau, tôn trọng mong muốn và quyết định của con.
Dạy con ngoan bằng cách làm gương cho trẻ
Dạy con ngoan ngoãn biết nghe lời hay không phụ thuộc rất nhiều vào ba mẹ. Bởi ba mẹ là người thầy đầu tiên của con và là tấm gương để trẻ hình thành và phát triển nhân cách và hành vi của mình. Và trẻ thường bắt chước và lặp lại việc làm của những người xung quanh, đặc biệt gần gũi nhất là ba mẹ. Bởi vậy, ba mẹ cần cư xử đúng mực, tránh những hành vi sai lệch để con noi theo và có những điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đúng của bé. Đặc biệt, các thành viên trong gia đình cần thống nhất cách dạy con, không nên “ông nói gà, bà nói vịt”.
Dạy con ngoan bằng cách làm gương cho trẻ
Mọi cảm xúc và suy nghĩ của con trẻ khác với người lớn chúng ta. Bố mẹ hãy thấu hiểu dần dần tìm kiếm sự hợp tác từ phía con. Không có đứa trẻ nào là bướng bỉnh hay thích “cứng đầu” với lời nói của bố mẹ, chỉ là cách dạy bảo từ người làm cha mẹ chúng ta đủ kiên nhẫn, đủ bao dung để con dần hiểu lòng cha mẹ. Hy vọng những cách dạy con ngoan của KidsUP đã giúp ba mẹ tích lũy được những kiến thức dạy con hữu ích.