5 nguyên tắc nuôi dạy con phát triển não bộ tốt nhất từ Đại học Harvard

nuôi dạy con theo 5 cách của chuyên gia Harvard

Mỗi đứa trẻ là một thực thể độc lập có khả năng kết nối với người lớn. Tuy nhiên, khi còn là “tờ giấy trắng”, cách thế giới vận hành quanh trẻ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự định hướng và ảnh hưởng của bố mẹ. Là người nhiều năm nghiên cứu khoa học thần kinh và tâm lý học đồng thời là Giám đốc Khoa học của Trung tâm Luật học, Trí não & Hành vi của Đại học Harvard – Giáo sư Lisa Feldman Barrett sẽ gợi ý cho bố mẹ 5 quy tắc nuôi dạy con để phát triển não bộ trẻ ngay từ nhỏ, trong giai đoạn vàng 2 – 7 tuổi của bé.

nuôi dạy con theo 5 cách của chuyên gia Harvard

Nuôi dạy con theo 5 cách của chuyên gia Harvard (nguồn: canva)

Để trẻ phát triển tự nhiên “Be a garderner, not a carpenter” (Hãy trở thành người làm vườn, thay vì trở thành thợ mộc”

Đâu là sự khác biệt giữa 1 người làm vườn và 1 thợ mộc? Thợ mộc là người tỉ mỉ, chính xác trong từng khâu đục, đẽo, trổ, chạm trổ.. để cho ra đời những sản phẩm tinh xảo thì thợ làm vườn là người bao quát, hiểu khu vườn của mình để biết cách ươm mầm, chăm sóc và uốn nắn cành cây để cây vươn lên, phát triển một cách tự nhiên.

Tương tự vậy, cách nuôi dạy con cũng chia làm 2 phương thức tiếp cận khác nhau mang đến những kết quả khác nhau. Bạn muốn con mình trở thành người chỉ giỏi 1 nhiệm vụ, ví dụ bạn muốn con múa Ba lê thật giỏi, bạn sẽ áp dụng phương pháp “người thợ mộc” để rèn con sự kỷ luật, tập luyện chăm chỉ ngày qua ngày, học những kỹ thuật cơ bản tới nâng cao nhất của một người múa Ba lê. Nếu con cũng là người yêu Ba lê, con sẽ sớm đạt được những kỹ thuật điêu luyện, nhưng điều này cũng cản trở con biết thêm về thế giới bên ngoài. Với bạn nhỏ nào vốn không thích múa Ba lê, đây lại là “ác cảm”, là “nhiệm vụ” phải làm để vui lòng bố mẹ thay vì tận hưởng niềm vui mỗi ngày.

>>> Dạy con độc lập, khám phá mọi thứ ngay từ 2 tuổi tại ĐÂY

Nuôi dạy con bằng cách ươm mầm niềm đam mê cho bé

Nuôi dạy con bằng cách ươm mầm niềm đam mê cho bé

Trong khi đó, giáo dục con theo phong cách “người làm vườn”, bố mẹ sẽ ươm mầm, tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để con được tiếp xúc cùng những bộ môn nghệ thuật, đó có thể là múa ba lê, khiêu vũ thể thao, học đàn, vẽ,… để tìm ra điều khiến con yêu thích. Cách này đòi hỏi bố mẹ phải quan sát, làm bạn cùng con để hiểu con như một bác thợ làm vườn hiểu về khu vườn và những loại cây mình chăm sóc. Việc của bố mẹ là nhìn đặc điểm cây để trồng, nhìn thổ nhưỡng, môi trường để chăm sóc, điều chỉnh linh hoạt sao cho cây có điều kiện phát triển mạnh mẽ và vượt qua mọi điều kiện xung quanh.

Trò chuyện với con thường xuyên

Đừng đợi tới khi con biết nói, ngay từ lúc mang bầu, nhiều mẹ được các chuyên gia khuyên nên thai giáo, trò chuyện với con ngay từ trong bụng. Theo nghiên cứu của Đại học Northwestern (Mỹ) chỉ ra, khi trẻ còn chưa hiểu nghĩa của từ, não bộ của trẻ vẫn có thể liên tục tiếp nhận ngôn ngữ. Việc trò chuyện và đọc cho con nghe là phương pháp “tắm nghe” thụ động, giúp con tiếp nhận thông tin làm nền tảng cho giai đoạn học chủ động về sau.

Trò chuyện, đọc sách cho con

Nuôi dạy con bằng trò chuyện, đọc sách cho con

Vậy nên, khi bố mẹ đọc cho con nghe càng nhiều nội dung, dành càng nhiều thời gian đọc sách thay vì chơi các đồ chơi khác, và trò chuyện cùng con, dù là chuyện phiếm cũng là cách bố mẹ hình thành vốn từ vựng, tăng khả năng đọc hiểu và kích thích khả năng tư duy. Đặc biệt, bố mẹ nên dạy con về các từ vựng chỉ cảm xúc, giúp con phát triển não phải vượt trội trong giai đoạn vàng trước 6 tuổi. Nhờ vậy, trẻ có thể biểu đạt cảm xúc bản thân, gần gũi và đồng thời tăng khả năng biểu đạt ngôn ngữ. Theo Giáo sư Lisa, bố mẹ nên xem mình là người hướng dẫn, là một hướng dẫn viên du lịch, giúp con khám phá thế giới của con người qua các chuyển động và âm thanh.

Luôn trả lời mọi câu hỏi “Vì sao”

Nhiều bố mẹ thường thấy rất phiền khi bé nhà mình liên tục hỏi các câu hỏi vì sao như “Tại sao voi dùng vòi để lấy đồ ăn”, “Tại sao gà đẻ trứng mà không đẻ con?”… khiến bố mẹ cũng lúng túng khi trả lời. Thực tế, 3 – 12 tuổi là giai đoạn não bộ con phát triển, nên bé nào cũng tò mò về thế giới xung quanh. Bé sẽ tiếp thu tất cả thông tin để hoàn thiện “bách khoa toàn thư” cho riêng mình.

>>> Bạn đã biết đâu là 5 điểm mấu chốt dạy trẻ 4 tuổi thông minh? Tìm hiểu tại ĐÂY!

Giải thích và gọi tên từng hành vi thay vì khen chê chung chung

Giải thích và gọi tên từng hành vi thay vì khen chê chung chung (nguồn: Prudential)

Ví dụ, khi con nhón bốc ăn trước người lớn, việc bắt con nhận lỗi bằng cách hỏi ngược lại con “Con biết mình sai ở đâu chưa?” hay phạt đòn roi, hay bắt bé úp mặt vào tường hoàn toàn không phải cách dạy con hay theo chuyên gia trường Harvard. Bố mẹ cũng phải giải thích một cách khoa học nhưng vẫn dễ hiểu tại sao trẻ em ăn trước người lớn là không lịch sự. Việc bé phải phục tùng nghe theo một cách ấm ức khác hoàn toàn với việc được thuyết phục làm một điều tốt cho bé, tất cả phụ thuộc vào cách bố mẹ giảng giải cho bé.

Nuôi dạy trẻ bằng cách tập trung vào những hành động cụ thể

Nguyên tắc khi khen ngợi hoặc trách mắng chính là phải tập trung vào sự vật, không phải quy kết tính cách con trẻ. Khi trẻ tranh giành đồ chơi với anh chị, bố mẹ không nên bảo “Sao con ích kỷ thế?”. Nhiều lần nói như vậy sẽ khiến bé ấm ức và luôn tự nhận mình đúng là đứa trẻ ích kỷ thật, mặc dù con không cố ý làm vậy, con chỉ chưa hiểu hành vi mình làm.

Vậy nên bố mẹ hãy tập trung vào hành vi, nên nói rõ ràng “Đồ chơi của chị nhưng con giật lấy khiến chị ấy buồn đấy. Chị ấy cũng yêu quý đồ chơi của mình mà. Con mà bị ai đó lấy mất đồ chơi mình yêu thích xem có buồn không? Con trả lại và xin lỗi chị nhé!”

Tương tự với lời khen, bố mẹ cũng không nên khen chung chung “Con giỏi quá!”, “Tốt lắm con”, mà đề cập cụ thể việc tốt con làm. Việc khen chê đề cập tới hành động giúp trẻ hình thành tính khách quan với sự việc, để con nhìn nhận bản chất vấn đề sâu sắc hơn là quy chụp, đổ lỗi cho cá nhân.

Nuôi dạy trẻ bằng cách cho con tiếp xúc nhiều người

Nuôi dạy trẻ bằng cách cho con tiếp xúc nhiều người (Nguồn: Prudential)

Nuôi dạy trẻ bằng cách cho trẻ tiếp xúc với nhiều người

Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ được tiếp xúc với nhiều người thuộc nhiều độ tuổi, tính cách,… khác nhau có khả năng ngôn ngữ và ghi nhớ tốt hơn, đặc biệt là càng nhỏ càng tốt. Bé được học cách ghi nhớ khuôn mặt, phân biệt giọng nói của từng người. Não bộ trẻ nhờ vậy được vận dụng liên tục để ghi nhớ, nâng cao khả năng phân loại, sàng lọc thông tin.

Bố mẹ có thể dẫn trẻ tới công viên, khu vui chơi công cộng, trường học… nhưng vẫn trong tầm quan sát.

>>> Khám phá Kids UP ngay tại ĐÂY

Picture of Khả Như

Khả Như

Chào các độc giả của KidsUP, mình là Khả Như – tác giả tại chuyên mục “Kiến thức giáo dục sớm”. Mình đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực biên soạn nội dung và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ, nuôi dạy con,…. Mình hy vọng rằng với những nội dung tâm huyết mình đăng tải trên sẽ đem tới cho các bậc phụ huynh cũng như các bé nhiều giá trị hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký tài khoản học thử

Vui lòng để lại thông tin để nhân viên tư vấn gọi điện xác nhận

small_c_popup

Chương trình ưu đãi kỷ niệm Sinh nhật KidsUP

Giảm giá 40%
tất cả các khóa học

Nhanh tay đăng ký, số lượng có hạn!

Đăng ký thành công

Bộ phận hỗ trợ sẽ gọi điện xác nhận lại thông tin sớm nhất!