5 Bước Để Trẻ Trở Thành Một Đồng Đội Tốt
Để trở thành một thủ lĩnh giỏi, thì trẻ cần trở thành một đồng đội gương mẫu và đáng noi gương trước đã. Hoạt động nhóm không chỉ giúp trẻ phát triển sức khỏe thể chất, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, các mối quan hệ, rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng, và hơn hết là để lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tuổi thơ.
1. ĐÓNG GÓP
Dù là ngồi ở vị trí dự phòng hay không thì trẻ cũng cần hiểu rằng mọi thành viên đều có quyền được chơi, và mọi vị trí đều quan trọng. Chúng cần học cách tôn trọng và trân trọng mọi đóng góp của bản thân hay những đồng đội khác, dù chúng nhỏ hay lớn.
2. QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỂM SỐ
>>> Liên quan: 4 Hành Vi Ở Trẻ Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
Dạy trẻ cách trân trọng quá trình chứ không phải điểm số
Tất nhiên chúng ta luôn muốn đội của con thắng và đạt được điểm số cao. Nhưng đôi khi bọn trẻ đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không dành được phần thắng, chúng cần được dạy để hiểu rằng chiến thắng là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Điều quan trọng là cả đội đã cùng nhau cố gắng hết mình, học được những bài học đắt giá, và cùng nhau vui đùa trong suốt cuộc chơi.
3. ĐỪNG CHỈ TRÍCH LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC
Chúng ta luôn có thể mắc lỗi, nhất là trong thể thao. Dù là người giỏi nhất cũng luôn có thể phạm lỗi. Mặc dù đôi khi chúng ta chỉ trích chỉ với mục đích giúp người khác tốt hơn, tuy nhiên hãy chú ý cách dạy con một cách lành mạnh và riêng tư để góp ý với bạn bè nhé!
Vì những trò chơi đội nhóm cần nhất là sự đoàn kết và tinh thần chơi-vì-nhau của cả đội, vậy nên một vài lời chỉ trích tiêu cực dễ làm mất lòng và gây ra những bất hòa không đáng có.
Cố gắng hết mình và trân trọng mọi cố gắng của người khác
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
4. LUÔN CỐ GẮNG HẾT MÌNH
Nếu mỗi thành viên đều cố gắng hết mình, thì dù không thắng cuộc, thì cuộc chơi này vẫn là một cuộc vui và một kỷ niệm đáng nhớ. Ngoài ra khi trẻ cố gắng hết mình, điều này không chỉ củng cố tinh thần của những thành viên khác, và còn khiến cuộc chơi trở nên thú vị và phiêu lưu hơn.
5. GIỮ THÁI ĐỘ VUI VẺ CẢ KHI THUA CUỘC
Giúp trẻ cân bằng cảm xúc của mình kể cả khi không thắng
Dù cáu giận hay hờn dỗi cũng không thể làm thay đổi kết quả của ván đấu. Vậy nên ngay từ nhỏ, trẻ nên được dạy cách cân bằng cảm xúc và giữ thái độ vui vẻ, hòa đồng ngay cả khi đội của mình không thắng.
Điều này không chỉ giúp mối quan hệ và hòa khí của cả đội nhiệt thành hơn, mà còn giúp con trở thành một đồng đội tốt và là tấm gương cho cả đội.
>>> Tìm hiểu thêm về chương trình Toán Soroban của KidsUP tại ĐÂY