4 hiểu lầm của cha mẹ đối với con cái? Để làm tốt ở vị trí là cha mẹ cần rất nhiều nỗ lực và thay đổi. Đôi khi chúng ta lại có thể học được những bài học tưởng là đơn giản mà cực kỳ quan trọng từ những đứa con của mình.
1. KHÔNG ĐỒNG Ý KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ THIẾU TÔN TRỌNG
Đôi khi con không phải là một đứa trẻ nghe lời. Nhưng điều đó không có nghĩa là bé không tôn trọng ba mẹ. Chỉ là mỗi đứa trẻ sinh ra và trưởng thành với những nét tính cách, nhu cầu và cách biểu hiện khác nhau. Khi tranh cãi nảy sinh có lẽ là lúc cả nhà nên ngồi xuống và tìm ra điểm trung lập để mọi người cảm thấy thoải mái, cũng như đều được lắng nghe.
Vâng lời có lẽ cũng không hẳn là luôn tốt. Quan trọng nhất là mọi người trong nhà đều có thể phát triển độc lập theo hướng tốt nhất, mà vẫn có thể gắn kết và thấu hiểu nhau.
2. ĐỪNG NÓI “CON GIỎI NHẤT”
Những đứa trẻ sẽ trưởng thành và cần có những cái nhìn thực tế hơn về bản thân mình, cũng như thế giới xung quanh. Việc khen của và cổ vũ chúng là một điều tốt, nhưng đồng thời điều này cũng có thể vô thức trở thành gánh nặng cho chúng.
>>> Liên quan: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
3. ĐỪNG QUÁ CHÚ TRỌNG VÀO KẾT QUẢ
Là những bậc cha mẹ, chúng ta thường vô thức quá để ý vào thành tích và kết quả từ hoạt động hay việc học của con. Và đây không phải là một điều xấu. Nhưng việc này sẽ dần trở thành những tiêu chuẩn và mục tiêu mà chúng ta vô tình áp đặt cho con, và là những đứa trẻ, chúng cũng mong muốn có thể đáp ứng những kỳ vọng đó. Nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài thì điều này có thể tạo ra những ác cảm và tâm lý căng thẳng, lảng tránh cho con.
Ba mẹ hãy cố gắng trân trọng hơn vào quá trình thực hiện và học tập, về những thay đổi nhỏ, và dù kết quả không được như mong đợi, hãy khuyến khích con về những giá trị của sự trải nghiệm và cổ vũ con cố gắng hơn vào các lần tới.
Những đứa trẻ luôn thích được vỗ về và an ủi, và vì thế chúng có thể hát huy tốt hơn mà không cần phải đặt chúng vào những tình huống căng thẳng không cần thiết.
4. HÃY CHO CON ĐƯỢC “NÓI”
Trẻ nhỏ nhận được những phản hồi của mọi người về chúng mọi lúc. Ba mẹ nghĩ con của mình là một đứa trẻ ngoan, bạn bè nghĩ con là một cô/cậu bé nhiệt tình, bà nghĩ con là một cô/cậu bé tình cảm, bác nghĩ con là một đứa trẻ hiếu động, … Có lẽ người lớn nói chung và ba mẹ nói riêng cũng nên dần làm quen với việc nhận phản hồi từ trẻ nhỏ, và lắng nghe chúng nghĩ gì về những phương pháp giáo dục của mình.
>>> Liên quan: Làm Bạn Với Con Có Khiến Trẻ Bị “Nhờn”?
Tại sao chúng không thích học online? Tại sao chúng cảm thấy không thoải mái tại một số trường hợp nhất định? Con cảm thấy thế nào khi mọi người nghĩ con là …?
Đặt những câu hỏi và “nhờ” chúng tự đưa ra những “lời khuyên” cho ba mẹ cũng là một cách để con cảm thấy mình được lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu hơn.
>>> Đọc thêm về cách dạy con của KidsUP tại ĐÂY