3 nguyên tắc vàng khi dạy con mà cha mẹ nào cũng nên nằm lòng!
HÃY DỊU DÀNG VỚI BẢN THÂN
Cách nói và cả sắc thái giọng của ba mẹ đều sẽ ảnh hướng tới trẻ. Ba mẹ hãy tìm cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất để truyền đạt tới con, nhất là với những bé dưới 6 tuổi, cúi người thấp xuống tầm mắt của bé để trẻ có thể chú ý và cảm giác được coi trọng hơn.
Nhưng ba mẹ cũng rất khó khăn để duy trì trạng thái bình tĩnh và tích cực mọi lúc khi bên cạnh con. Những lúc như vậy ba mẹ hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi và lấy lại bình tĩnh trong vài phút. Điều này cũng dạy trẻ hiểu rằng ai cũng có những ngày tồi tệ, kể cả người lớn, và điều này là quan trọng rằng con cần phải học cách điều hoà cảm xúc của mình để không làm tổn thương người khác.
Trẻ cần được thử thách những giới hạn của bản thân, đó là một trong những cách giúp chúng học nhanh nhất.
Hét lên và trút giận là không nên, nhưng khi cảm thấy buồn bực trong lòng bạn cũng không nhất thiết phải gượng ép bản thân tỏ ra tử tế. Nếu bạn bực bội, hãy cho trẻ biết là bạn đang cảm thấy tệ, và cảnh báo trẻ về những gì có thể sắp xảy ra.
ĐẶT RA GIỚI HẠN VỚI CON
Hãy luôn đặt ra giới hạn và chuẩn bị cho những tình huống cần thiết để giúp bé kiểm soát ham muốn, nhu cầu của bản thân, đồng thời dạy bé có trách nghiệm với hành động của mình.
Điều quan trọng là bạn cần phải vừa công bằng, và vừa hợp tình hợp lí linh hoạt theo lứa tuổi của bé. Một trong những ưu tiên hàng đầu là sức khoẻ, an toàn, và những nét tôn trọng cơ bản. Như là con phải luôn luôn đội mũ bảo hiểm hay thắt chặt dây an toàn trong mọi trường hợp, dù là quãng đường đi ngắn hay dài. Nếu con muốn cắt ngang lời của người khác thì phải xin phép, và chỉ làm điều này khi thực sự cần thiết.
>>> Tìm hiểu thêm: 7 Dấu Hiệu Bạn Đang Nuôi Con Đúng Cách
Khi bé làm sai, thì đây chính là cơ hội để bé học tập điều đúng đắn. Không cần biết con bao nhiêu tuổi, chỉ cần bé làm sai điều gì, ba mẹ nên đưa ra những hình phạt, khiển trách liên quan ngay tức thời, tránh để lâu. Ví dụ như là trước bữa ăn, dù con có đói như nào nhưng lại quên chưa rửa tay, thì con phải đặt bát đĩa xuống và đi vệ sinh trước.
Ngoài ra, hãy kiên định trước những hình phạt của bạn. Nhưng đừng quá khắt khe, vậy nên bạn luôn cần suy nghĩ và suy xét trước khi đưa ra bất cứ tuyên bố nào.
KHUYẾN KHÍCH SỰ HỢP TÁC
Kỷ luật không nhất thiết phải luôn hà khắc. Ví dụ như trước giờ ngủ con lại nhiệt tình chạy quanh nhà, thay vì quát nạt và bắt con ngồi yên một chỗ, ba mẹ hãy nói: “Con có thể chơi 5 phút nữa và sau đó chúng ta sẽ đi ngủ nhé”. Bớt chút hà khắc để trẻ không cảm thấy quá gò bò khiến các em dễ dàng nghe lời bạn nói hơn.
Hãy cho con được lựa chọn trong tầm kiểm soát và bất cứ khi nào bạn có thể. “Hôm nay tắm xong con muốn mặc áo xanh hay áo cam?”, “Con muốn tráng miệng bằng táo hay quýt?”, “Bây giờ con muốn học toán hay tập viết trước?”, …
>>> Tìm hiểu thêm: Phương Pháo Giáo Dục Sớm Phát Triển Tư Duy & Kỹ Năng Mềm Cho Trẻ
Khi trẻ có cảm giác tự chủ và có một chút “quyền lực”, các em sẽ tự tin và dần xây dựng trách nghiệm đối với cả bản thân và những người xung quanh. Và cũng đừng kiệm lời khen khi bé ngoan, làm việc tốt, và có thái độ hợp tác. Những cái ôm, xoa đầu hay cười dịu dàng không bao giờ là quá nhiều cả.
>>> Đọc thêm về cách dạy con cùng KidsUP tại ĐÂY
Theo Tạp chí Parents